MẬT ONG DÚ KHÁNH HÒA

  1. ONG DÚ LÀ GÌ?
  2. MẬT ONG LÀM TỪ GÌ?
  3. MẬT ONG DÚ VÀ MẬT ONG THÔNG THƯỜNG
  4. CÔNG DỤNG CỦA MẬT ONG DÚ
  5. CÁCH DÙNG MẬT ONG DÚ
  6. NHỮNG NGƯỜI TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC DÙNG MẬT ONG:
  7. 4 CÁCH NHẬN BIẾT MẬT ONG THẬT
  8. MUA MẬT ONG DÚ TỰ NHIÊN Ở ĐÂU?

Ngoài những tác dụng như ở Mật ong thông thường, Mật ong Dú (hay ong rú) còn được biết đến là loại Mật hỗ trợ bệnh ung thư, tiểu đường, béo phì, kháng viêm, kháng kháng sinh hiệu quả nhưng không làm tăng đường huyết đột ngột nhờ đa dạng hợp chất trehalulose trong mật.

ONG DÚ LÀ GÌ?

Ong dú (hay ong rú) là một loài ong hiếm, không có ngòi chích (tên tiếng anh là stingless bee – ong không ngòi đốt) với kích thước nhỏ bé như một con ruồi. Chúng  thường làm tổ trên những hốc cây kẽ đá ở vùng núi nhiệt đới. Dù bé nhỏ nhưng lượng mật mà giống ong này mang lại có giá trị rất cao về dược tính cũng như mỹ phẩm.

Trong số 25.000 giống ong phát hiện trên thế giới thì chỉ có khoảng 500 giống ong không có ngòi đốt phân bổ ở Đông Nam Á, châu đại dương. Trong nhóm ong không ngòi đốt thì có 2 giống chính là Trigona và Melipona. Tên gọi của ong thay đổi theo từng quốc gia. Ví dụ ở Việt Nam gọi là ong rú hay ong dú, Malaysia gọi là Madu Kelulut, Singapore hay Úc thì stingless bee đôi khi gọi kèm tên 1 trong 2 giống phố biến là Melipona hay Trigona…

Ong rú hay ong dú có 2 nhóm chính gọi là Trigona và Melipona

Khác với ong mật đến từ Châu Âu, loài ong này phân bố ở vùng nhiệt đới và cân nhiệt đới. Ong dú có thể hoạt động trong vòng bán kính 5km – 7km. Giống như ong mật, mỗi tổ ong cũng có 1 ong chúa đẻ trứng, ong đực kết đôi và phần nhiều là ong thợ đi kiếm ăn nuôi đàn.

Ong dú tính hiền, không chích đốt người như nhiều loài ong khác (chỉ cắn khi bị phá tổ), đặc biệt, ong dú đi kiếm phấn hoa hòa cùng nước dãi của mình để chuyển hóa thành mật ong (các loài ong khác chích hút mật hoa, đường mật tạo ra mật ong). Điểm khác biệt quan trọng của ong rú với ong ruồi là ong dú không hút đường mà lại thích hút nhựa cây. Vì thế, mật ong dú có nhiều ưu thế về mặt dược học, mỹ phẩm. 

Hình ảnh phía bên trong một tổ ong dú. Phần màu vàng nhạt là trứng ong, phần bao xung quanh là nơi chưa mật ong dú.

Sẽ có người hỏi tính hiền như ong rú thì bảo vệ tổ khỏi côn trùng bên ngoài bằng cách nào? Tất nhiên ong ru không đốt nhưng một số giống có thể cắn. Chúng bảo vệ tổ chủ yếu bằng vị trí làm tổ và thiết kế cửa tổ đặc biệt dài thuôn nhỏ. Các loài khác sẽ khó khăn khi xâm nhập. Đ

Thiết kế cửa tổ ong rú với các ong bảo vệ.

MẬT ONG LÀM TỪ GÌ?

Mật ong được tạo thành từ mật hoa & phấn hoa do ong thu thập được trong các bông hoa trải qua một quá trình lâu dài chuyển hóa bằng enzym của ong. 

Đối với ong, mật ong là một cách thức bảo quản thức ăn cho đàn ong bằng cách chuyển hoá mật và phấn hoa rồi bảo quản trong các túi mật.

Mật ong có nhiều màu sắc khác nhau tuỳ theo độ già của mật và thức ăn cũng như loài ong cho mật.
Mật ong bao gồm khoảng 70 – 80% là đường, phần còn lại là nước và các khoáng chất như: Can xi, phốt pho, ma giê, enzin và một số axít khác.

Đối với con người, mật ong ngày càng được sử dụng phổ biến trên thế giới với những công dụng tuyệt vời như một chất làm ngọt tự nhiên, chất chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn. Có khoảng 320 loại mật ong khác nhau về màu sắc, mùi và hương vị phụ thuộc vào thành phần loại mật hoa ong thu thập.

Ong thợ sẽ đi thu thập phấn hoa và chuyền cho nhau qua những túi chứa chuyên biệt trên thân con ong. Kết hợp với 1 loại enzym sẵn có sẽ dần chuyển hóa phấn hoa thành mật ong.

Thành phần hoá học của mật ong thông thường và mật ong dú: 70-80% là đường hữu cơ, 17% là nước, còn lại là thành phần enzim, khoáng chất, vitamin và acid. Tỷ lệ trên có thay đổi theo hướng nhiều nước hơn với mật ong dú. Tỷ lệ trên cũng thay đổi tuỳ theo giống ong và loại hoa ong lấy mật.

Dân gian thường gọi mật ong là Bạch Hoa cao hay Bạch Hoa tinh. Riêng nhà y học dân tộc nổi tiếng của Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác coi mật ong là cao của trăm thứ hoa.

MẬT ONG DÚ VÀ MẬT ONG THÔNG THƯỜNG

SO SÁNH MẬT ONG DÚ VÀ MẬT ONG THÔNG THƯỜNG:

MẬT ONG DÚMẬT ONG THÔNG THƯỜNG
Lỏng vì tỷ lệ nước nhiều hơnCô đặc hơn
Vị ngọt hơi chuaNgọt đến Rất ngọt
Thành phần đường Trehalulose chiếm chủ yếu. Đây là dạng đường hữu cơ.Thành phần đường Trehalulose thấp và chỉ có ở một số loại ong mật nhất định
Mỗi tổ sản xuất được 4.000 gam mật một năm.Mỗi tổ sản xuất tới 15.000 gam mật một năm.
Mật ong chứa trong các viên tròn đậy kín xây bằng nhựa cây.Mật ong chứa trong các tổ hình lục giác xây bằng sáp ong sinh ra từ các ong thợ.
Tóm tắt một số điểm khác nhau giữa ong dú và mật ong thông thường.

Trehalulose là một loại đường hữu cơ có chỉ sổ G.I mức 32 (glycemic index từ 1 đến 100), tức chỉ số đường huyết) thấp. Chỉ số G.I có từng loại thực phẩm và G.I < 55 coi là thấp: đường huyết tăng lên từ từ, đều đặn và giảm xuống chậm rãi sẽ giữ nguồn năng lượng ổn định

ĐIỀU GÌ TẠO NÊN KHÁC BIỆT TRONG MÀU SẮC, HƯƠNG VỊ VÀ GIÁ TRỊ CỦA TỪNG LOẠI MẬT ONG?

Nghiên cứu khoa học gần đây chỉ ra yếu tổ quyết định gọi là các hợp chất phenolic.

Các hợp chất phenolic chiếm một vị trí đáng kể trong số các nhóm hợp chất thiên nhiên có tác dụng chống oxy hoá và phòng ung thư. Chúng có cấu trúc đa dạng và xuất hiện phổ biến trong giới thực vật. Các hợp chất phenolic là các hợp chất có một hoặc nhiều vòng thơm với một hoặc nhiều nhóm hydroxy. Ví dụ các hợp chất phenolic tìm thấy trong mật ong như: Gallic acid (C7H6O5); Catechin (C15H14O6); Cinnamic acid (C9H8O2); Kaempferol (C15H10O6); Chrysin (C15H10O4)…

Do sự phân bố rộng rãi, các polyphenol có vai trò đối với sức khỏe của con người nên chế độ ăn uống dinh dưỡng được chú ý trong những năm gần đây. Các nhà nghiên cứu và các nhà sản xuất thực phẩm đã tập trung vào các polyphenol có đặc tính chống oxy hóa mạnh trong chế độ ăn uống, các hiệu ứng đáng tin cậy của chúng trong việc phòng ngừa những chứng bệnh căng thẳng oxy hóa (tress oxy hóa) liên quan.

Ong dú hay ong rú kích thước rất nhỏ và không có ngòi.

Ong dú tính hiền, không chích đốt người như nhiều loài ong khác (chỉ cắn khi bị phá tổ), đặc biệt, ong dú đi kiếm phấn hoa hòa cùng nước dãi của mình để chuyển hóa thành mật ong (các loài ong khác chích hút mật hoa, đường mật tạo ra mật ong). Điểm khác biệt quan trọng của ong rú với ong ruồi là ong dú không hút đường mà lại thích hút nhựa cây. Vì thế, mật ong dú có nhiều ưu thế về mặt dược học, mỹ phẩm. 

Vì kích thước nhỏ bé và thời gian chuyển hoá phấn hoa thành mật lâu nên 1 năm 1 tổ ong dú chỉ cho được khoảng 1 lít mật. Mật ong dú rất hiếm trên thị trường và giá bán cao hơn so với mật ong thông thường. Loài ong bé nhỏ này rất “yếu đuối nhạy cảm” với hoá chất dễ bị các loài côn trùng tấn công.  Ong dú chỉ thích hợp với thời tiết có nhiệt độ từ 28 – 34 oC. Nếu thời tiết quá nóng hoặc lạnh ong sẽ chết hàng loạt. Chính vì điều này nên không thể nuôi ong rú ở nơi phun xịt hoá chất đảm bảo cho tính an toàn của mật ong dú.

Mật của ong dú đang là một hiện tượng nghiên cứu của các nhà khoa học vì nó nổi trội so với mật ong thông thường ở độ ngọt nhẹ ít calo hơn, độ chua nhiều hơn mật ong thông thường và có 1 thành phần đặc biệt. Vị chua đặc trưng của mật ong dú đến từ nhựa cây được chúng hút hoà lẫn với phấn hoa. Hay nói cách khác là thức ăn của ong rú còn có nhiều loại nhựa cây trong tự nhiên.

Trong thành phầnmật ong dú, người ta nghiên cứu có 1 loại đường được gọi tên là trehalulose. Loại đường này có nhiều trong mật ong dú hơn các loại thực phẩm khác. Chúng chuyển hóa từ từ nên giúp đường huyết trong cơ thể ổn định không bị tăng cao đột ngột khi dùng các loại đường khác.

Bên cạnh đó, mật ong dú ít calories hơn mật ong thông thường nên những người béo hoặc tiểu đường thuân lợi hơn khi sử dụng. Mật ong dú chưa nhiều chất chống oxy hóa cũng như có khả năng chống viêm hiệu quả hơn loại mật ong thông thường.

Tóm lại, giá trị của mật ong dú nằm ở khả năng chống oxy hoá của hợp chất phenolic, chỉ số đường huyết thấp do có đường trehalulose cải thiện đường huyết, khả năng kháng viêm mạnh mẽ đến từ đường và acid trong mật ong.

CÔNG DỤNG CỦA MẬT ONG DÚ

Mật ong là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất chống oxy hoá và các loại đường như glucose và đường fructose hỗ trợ cho chúng ta rất nhiều trong công việc chăm sóc sức khoẻsắc đẹp. Mật ong dú là dược liệu quý hiếm, có công dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về sức khỏe như ho, viêm họng, đau bao tử, hen phế quản, kháng viêm, tăng sức đề kháng, chăm sóc da,…nhưng vẫn thân thiện với người kiêng đường.

  • Trị mụn trứng cá, ngăn ngừa vết thâm, dưỡng ẩm và làm trắng da, tẩy các tế bào chết: Tính kháng khuẩn và kháng nấm của mật ong có thể ngăn chặn vi khuẩn hình thành mụn trứng cá. Ngoài ra, đặc tính chống viêm của thực phẩm này cũng sẽ làm dịu tình trạng sưng đỏ và kích ứng da.
  • Tăng cường sức đề kháng của cơ thể: Các chất khử trùng, kháng viêm trong mật ong chống với vi trùng rất hiệu quả, mật ong có lợi cho toàn bộ đường ruột của bạn. 70% lợi khuẩn nằm ở hệ tiêu hoá. Hệ tiêu hoá khoẻ thì sức đề kháng khoẻ.
  • Thích hợp dùng để bồi bổ sức khỏe cho người gầy yếu, người mới ốm dậy, người mỡi phẫu thuật xong. Điểm đặc biệt là đường trong mật ong có kết cấu đơn giản, dễ tiêu hóa hơn đường  ăn, vì thế chúng giúp cải thiện hệ tiêu hóa tốt hơn cho sức khỏe. 
  • Chữa triệu chứng ho, cảm thay đổi thời tiết: Trong mật ong chứa hàm lượng lớn chất kháng khuẩn rất mạnh ,hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn và làm dịu phần cổ họng, cải thiện cơn ho của bạn rất tốt so với nhiều loại thuốc được kê đơn khác.
  • Giúp ngủ ngon giấc: Mật ong là một loại cacbon hydrate béo kiểm soát sự giải phóng insulin và cho phép tryptophan đi vào não một cách dể dàngTryptophan là hợp chất mang lại cảm giác buồn ngủ.
  • Giảm cân: do không chứa đường và có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động với hiệu suất cao hơn, mật ong dú rất có hữu hiệu trong việc giảm béo.

CÁCH DÙNG MẬT ONG DÚ

Ba thời điểm sử dụng mật ong thích hợp nhất trong ngày:

  • Vào buổi sáng sớm, khi dạ dày đang rỗng, việc bổ sung mật ong trong lúc này sẽ giúp các chất dinh dưỡng trong mật ong được hấp thụ một cách nhanh chóng.
  • Đầu buổi chiều là lúc cơ thể cần bổ sung nhiều năng lượng nhất, vì cơ thể đã trải qua một ngày dài hoạt động và cần bổ sung năng lượng cho các hoạt động tiếp theo.
  • Trước khi đi ngủ: Bổ sung một ly mật ong với sữa vào thời điểm 1 tiếng trước khi đi ngủ sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ sâu và ngon hơn.
  • Mỗi lần pha 1 thìa cà phê mật ong với nước ấm uống buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Chú ý chỉ dùng với nước ấm nếu nước quá nóng hơn 30 độ dễ làm mất chất mật ong.
  • Sử dụng mật ong thay thế cho đường trong ăn uống hàng ngày. Điểm đặc biệt là đường trong mật ong có kết cấu đơn giản, dễ tiêu hóa hơn đường  ăn, vì thế chúng giúp cải thiện hệ tiêu hóa tốt hơn cho sức khỏe. 
  • Bôi mật ong để khử trùng vết bỏng, hoặc vết thương vết nhiệt miệng/ lở miệng.

Lưu ý:

  • Mỗi người chỉ nên dùng tối đa 30 gram mật ong mỗi ngày.
  • Dùng nước ấm để pha mật ong thay vì nước sôi.
  • Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 năm tuổi.

NHỮNG NGƯỜI TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC DÙNG MẬT ONG:

– Trẻ em dưới 1 tuổi: Chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh yếu, chức năng giải độc gan cũng chưa hoàn chỉnh, botulinum có thể bị nhiễm trong mật ong dễ dàng xâm nhập vào thành ruột, kết hợp với một số chất, gây ngộ độc.

– Người rối loạn chức năng đường ruột: Mật ong có thể làm cho đường ruột co thắt mạnh, gây ra các chứng như đi ngoài, táo bón…

– Người bệnh tiểu đường: Trong mật ong có chứa lượng lớn glucose và fructose. Đó là đường đơn, sau khi vào ruột không cần tiêu hóa, có thể hấp thu trực tiếp vào máu, khiến cho đường huyết tăng cao.

– Bệnh nhân xơ gan: Các chuyên gia y tế khuyến cáo bệnh nhân xơ gan không được uống rượu mật ong. Bởi mật ong sẽ làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh này.

– Người bị bệnh huyết áp thấp: Trong mật ong chứa một chất giống như là Acetylcholine, có tác dụng giảm huyết áp. Do đó, những người có mức đường huyết thấp tuyệt đối không sử dụng mật ong.

– Người vừa mới phẫu thuật: Người mới phẫu thuật mất máu nhiều, cơ thể rất yếu, nếu hấp thụ quá nhiều chất bổ, dễ làm cho gan chướng, nghẽn khí, gây chảy máu ngũ quan.

– Phụ nữ có thai: Không được ăn mật ong. Do mật ong kích thích tử cung co lại, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

4 CÁCH NHẬN BIẾT MẬT ONG THẬT

Để tăng lợi nhuận, không ít người bán đã thêm nước lã, phèn chua, nước đường cùng một số loại hóa chất, chất tạo màu… vào mật ong để sinh lời. Sau đây là 4 cách đơn giản để nhận biết mật ong thật:

1. Thử với kiến: Kiến không hề bu vào mật ong. Mọi người có thể sử dụng 1 tờ giấy, sau đó để ở nơi mà kiến thường xuyên xuất hiện. Nếu là mật ong thật kiến sẽ không vào ăn vì trong mật ong thật có chất kháng sinh kiến không dám ăn. Ngược lại, mật ong giả chứa toàn đường, chất tạo ngọt nên sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của kiến.

2. Nhỏ vài giọt mật ong vào giấy, mật ong không thấm qua giấy

Bạn có thể thử nhỏ vài giọt mật ong lên giấy, nếu mật ong không bị thấm ra ngoài, vẫn giữ nguyên hình dạng là mật ong nguyên chất. Còn nếu bị thấm qua giấy thì đó là mật ong đã bị pha nước, chất lượng kém.

3. Nhỏ mật ong vào nước, mật ong chạy thẳng xuống đáy

Mọi người có thể dùng chiếc đũa nhúng vào mật ong sau đó nhỏ chúng xuống 1 bát nước. Nếu là mật ong thật thì sẽ không tan ra ngay, trường hợp là mật ong bị pha trộn sẽ tan ra một cách dễ dàng.

4. Thử mật ong với hành lá, thấy hành lá bị héo

Lấy phần lá hành tươi nhúng vào mật ong và để từ 5 đến 10 phút. Nếu là mật ong nguyên chất sẽ làm lá hành bị héo đi và chuyển sang màu xanh đậm, còn mật ong giả thì không ảnh hưởng đến tình trạng của hành.

Bạn có biết? National Geographic đưa tin, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những hũ mật ong 3.000 năm tuổi ở các ngôi mộ Ai Cập và nó vẫn hoàn toàn có thể ăn được. Nguyên nhân khiến mật ong không hề có hạn sử dụng là vì nó có hàm lượng nước rất thấp. Trong khi đó, vi sinh vật cần nước để phát triển, đó là lý do tại sao trái cây tươi và rau quả hết hạn sử dụng rất nhanh. Hơn nữa, mật ong cũng có độ pH thấp, môi trường của mật ong gần như không có vi khuẩn phát triển.

MUA MẬT ONG DÚ TỰ NHIÊN Ở ĐÂU?

Hũ thủy tinh 250ml mật ong dú

Trong thời buổi mà thuốc tây hiện đại “thống trị”, thật khó để lựa chọn một loại thuốc cổ xưa như mật ong để điều trị/ phòng ngựa các vấn đề sức khoẻ. Nhưng mật ong như một món quà của tạo hoá dành cho con ngươì suốt hàng thiên niên kỷ chẳng phải là ngẫu nhiên.

Chúng tôi cung cấp mật ong dú tự nhiên đảm bảo nguyên chất khai thác tại các tổ ong dú/ ong rú nuôi ở Huyện Cam Lâm thuộc tỉnh Khánh Hòa. Mỗi năm với hơn 200 tổ ong dú cho phép chúng tôi cung cấp ổn định khoảng vài chục lít mật dong dú nguyên chất mỗi năm.

Giá mật ong dú theo quy cách như sau:

  • 1 000 ml – 1.700.000 đ

Vui lòng liên hệ Mr Nam số điện thoại 0944-544-345 (Zalo) để tìm hiểu thêm về sản phẩm và đặt hàng giao toàn quốc.

Mật ong rú Cam Lâm Khánh Hoà

Ong Dú Cam Lâm Khánh Hoà của chúng tôi rất thích hợp nuôi dưới tán cây ăn quả, giúp cho cây trồng có khả năng thụ phấn cao hơn. 

Xem thêm:

MẸ BẦU CÓ NÊN DÙNG YẾN SÀO KHÔNG?

YẾN SÀO KHÁNH HOÀ SANVINEST: NGUỒN BỔ DƯỠNG THIÊN NHIÊN

7 LỢI ÍCH CỦA YẾN SÀO

RONG NHO KHÁNH HOÀ

Xem bảng giá tổ Yến Sào Khánh Hoà do Chạm Khánh Hoà cung cấp tại đây:

NhaNest - Cung cấp yến sào Khánh Hoà

SẢN PHẨM ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU NHẤT

Mã 1. Chân yến thô

Rating: 3.5 out of 5.

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Tổ đã làm sạch tạp chất bên ngoài còn lại ít lông phía trong. Cần phải làm sạch thêm trước khi sử dụng.

Mã 2. Chân yến rút lông

Rating: 4.5 out of 5.

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.

Mã 3. Yến vụn tinh chế

Rating: 4 out of 5.

Phần tổ yến bị vỡ khi khai thác hoặc do tự nhiên và sơ chế. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.

Mã 4. Yến rút lông nguyên tổ

Rating: 5 out of 5.

Phần tổ yến còn nguyên vẹn đã được làm sạch sẽ có thể sử dụng ngay không cần làm sạch thêm.

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.