Khánh Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Khánh Hoà ở Nam Trung Bộ Việt Nam. Khí hậu mát mẻ quanh năm nhiều người còn ví von là “Đà Lạt của miền biển”. Đặc trưng là trái cây, thiên nhiên hoang sơ mát mẻ và văn hoá đồng bào Rắc-lây (Raglai). Xem thêm: KHÁM PHÁ KHÁNH SƠN Ở KHÁNH HOÀ
- TRÁI CÂY KHÁNH SƠN
- MĂNG LE RỪNG KHÁNH SƠN
- TIÊU XANH KHÁNH SƠN NGÂM DẤM, MẮM TỎI ỚT
- BÁNH CHUỐI DỪA NƯỚNG KHÁNH SƠN
- RAU RỪNG KHÁNH SƠN
TRÁI CÂY KHÁNH SƠN
Sầu riêng, Chôm chôm, Bưởi da xanh, Măng cụt…
Khánh Sơn có điều kiện khí hậu được ví như “Đà Lạt thứ hai” nên có nhiều đặc sản cây trái như: sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít nghệ, bưởi da xanh, mía tím, chuối… Đây cũng là nơi trồng nhiều loại trái cây nhiệt đới nhất của Khánh Hoà với đa dạng loại trái cây trong đó đặc trưng nổi tiếng là Sầu riêng.
Sầu riêng cơm vàng hạt lép Khánh Sơn là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của Khánh Hòa được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chứng nhận sở hữu nhãn hiệu (tháng 3/2011).
Toàn huyện Khánh sơn có 1.908ha sầu riêng, 752ha chuối, 345ha bưởi da xanh, 71ha chôm chôm. Các loại cây ăn quả khác như: măng cụt, mít nghệ, cam, quýt đường, bơ Booth đã phát triển được 455ha; cây mía tím có 236ha.
Thời gian điểm có Sầu riêng Khánh Sơn và các loại cây ăn trái khác: Từ tháng 8 dương lịch đến tháng 10.
Xem thêm: CÂY SẦU RIÊNG Ở KHÁNH SƠN – KHÁNH HÒA


MĂNG LE RỪNG KHÁNH SƠN
Măng tươi, măng khô
– Có rất nhiều loại măng rừng, nhưng ngon nhất vẫn măng le. Tre le không có gai, thân dẻo. Le mọc thành từng bụi, mọc ven sông,ven suối, có khi mọc thành từng láng rộng. Măng le được lấy từ phần thân, ngọn của cây măng, cắt lát phơi khô. Măng le thuộc loại ngon nhất trong các loài măng. Măng le, đặc ruột, vị ngọt bùi, không đắng, cũng không chát.
– Còn 1 điểm khác biệt nữa là măng rất non, hầu như mua về mọi người chỉ cần ngâm và chế biến các món chứ ko phải cắt bỏ phần già nên không hề bị hao măng như các loại khác.
– Chính vì măng non và phơi khô tự nhiên nên măng chỉ cần ngâm 1 đêm thôi (tốt nhất là ngâm với nước vo gạo và thay nước vài lần, đến khi nấu rửa lại, luộc lại măng rất mềm và thơm ngon trước khi chế biến). Mời mọi người hãy ăn thử và cảm nhận hương vị và sự khác biệt này.
Thời gian điểm có măng le rừng Khánh Sơn (măng khô): Từ tháng 10 dương lịch đến tháng 2 năm sau.
TIÊU XANH KHÁNH SƠN NGÂM DẤM, MẮM TỎI ỚT
Tiêu xanh ngâm dấm, tiêu ngâm mắm tỏi ớt
– Tiêu xanh Khánh Sơn để nguyên cành, xử lý sạch ngâm với dấm gạo Ajinomoto hoặc mắm Nha Trang 584. Sự kết hợp giữa tiêu xanh, tỏi, ớt rừng hoặc ớt chỉ thiên đỏ đủ kích thích vị giác của bạn rồi, bạn sẽ muốn ăn luôn, ăn ngay vì nó quá tuyệt vời.
– Tiêu xanh tạo ra hương vị rất riêng, tươi, cay nhẹ nhàng, chứa nhiều vitamin C và canxi giúp khử mùi tanh và dễ tiêu hóa. Tiêu xanh có thể dùng ăn kèm với bún, phở, cháo lòng hoặc chế biến các món như: Bao tử hầm tiêu xanh, bò hầm tiêu xanh, thịt kho tiêu xanh, cá hồi kho tiêu xanh..
BÁNH CHUỐI DỪA NƯỚNG KHÁNH SƠN
Sản xuất 100% từ nguyên liệu tự nhiên
Bánh Chuối Dừa được làm từ chuối chín Khánh Sơn, dừa bào và bánh tráng. Chuối chín được xay nhuyễn mịn, trộn với dừa non được bào nhỏ, rồi cho trải một lớp dày và đều lên lớp bánh tráng mỏng, sau đó đem phơi khô. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ ngon của nó: sự giòn của bánh tráng, vị ngọt của chuối và bùi bùi của dừa hòa quyện vào nhau, ăn hoài không chán.
Đặc biệt: Không hóa chất, không chất bảo quản.
RAU RỪNG KHÁNH SƠN
Một loại rau rừng được người Raglai nấu thành nhiều món khác nhau trong bữa cơm hàng ngày hay lễ hội truyền thống: Rau rịa
Rau rịa là cây nhỏ, cao 2-3m, là cây ưa bóng hay nơi có ít ánh sáng, mọc rải rác hay thành từng đám ở dưới tán cây, ở rừng lồ ô, các rừng keo lai.
Rau rịa khi còn non, mỏng và mềm, màu lục nhạt, dùng nấu canh ăn rất ngon, ngọt. Hạt rang lên ăn bùi như đậu phộng.
Từ rau rịa người đồng bào Raglai chế biến ra nhiều món ăn đặc trưng có thể kể đến như: Rau rịa nấu với cua đá; Rau rịa xào thịt bò và trứng gà non; Rau rịa nấu với thịt và Lẩu rau rịa.
Rau dớn vừa là một loại rau rừng đặc sản được nhiều người ưa thích vừa là một loại thảo mộc dùng để chữa một số bệnh phổ biến như cảm, ho, viêm họng, lợi tiểu.
Xem thêm những bài viết liên quan khác:
KHÁNH SƠN NGÀY NAY
Bộ ảnh trong triển lãm ảnh kỷ niệm 60 năm giải phóng Huyện Khánh Sơn thuộc tỉnh Khánh Hòa của nhóm tác giả: Trần Hải Bình;…
Keep readingKHÁM PHÁ KHÁNH SƠN Ở KHÁNH HOÀ
Là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Khánh Hoà. Khánh Sơn được ví như Đà Lạt thứ 2 của cả nước nằm…
Keep readingCÂY SẦU RIÊNG Ở KHÁNH SƠN – KHÁNH HÒA
Khác với cây xoài Cam Lâm, sầu riêng Khánh Sơn đã trở thành thương hiệu quốc gia được bảo hộ và rất nổi tiếng. Ngoài Sầu…
Keep readingKONG FOREST – KHÁM PHÁ HÒN BÀ KHÁNH HOÀ
Hoạt động du lịch ở Cam Lâm, Khánh Hòa. Trải nghiệm rừng nguyên sinh trên núi Hòn Bà ở Khánh Hòa. Công viên Kong Forest Hòn…
Keep readingBÃI DÀI Ở CAM LÂM KHÁNH HOÀ
Bãi Dài Cam Lâm – Cam Ranh – một trong những bãi biển hoang sơ đẹp nhất Việt Nam, từng được bình chọn là 1 trong…
Keep readingNGƯỜI RẮC-LÂY Ở KHÁNH HOÀ
Nhạc sỹ Trần Tiến viết lên ca khúc “Giấc mơ Chapi” bằng những ca từ mộc mạc, chân thành nhưng da diết: “Ở nơi ấy, họ…
Keep readingXem bảng giá tổ Yến Sào Khánh Hoà do Chạm Khánh Hoà cung cấp tại đây:
SẢN PHẨM ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU NHẤT

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Tổ đã làm sạch tạp chất bên ngoài còn lại ít lông phía trong. Cần phải làm sạch thêm trước khi sử dụng.

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.


Bạn phải đăng nhập để bình luận.