Bộ ảnh trong triển lãm ảnh kỷ niệm 60 năm giải phóng Huyện Khánh Sơn thuộc tỉnh Khánh Hòa của nhóm tác giả: Trần Hải Bình; Hồ Trung Lâm và Diệp Vy Hòa cùng CLB ASD.
Khánh Sơn là một huyện miền núi phía Tây thuộc tỉnh Khánh Hòa. Đây được xem là vựa cây ăn trái của tỉnh Khánh Hòa với nhiều nông sản như mía tím; sầu riêng; chôm chôm; măng cụt;… Đặc biệt là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Raglai (Rắc-lây) với những nét văn hóa độc đáo riêng có gắn liền với những đàn đá; mã la; đàn chapi; những ngôi nhà dài;…
Bộ ảnh này đã được triển lãm tại huyện Ủy Khánh Sơn tháng 11/2020 nhưng chưa được đến tay nhiều người nên admin đã xin phép nhóm tác giả trên để được chia sẻ lại trên trang Chamkhanhhoa.com đến với nhiều người hơn nữa cả trong và ngoài tỉnh về một địa điểm đã đang và sẽ thu hút nhiều sự chú ý của mọi người sắp tới – Khánh Sơn ở Khánh Hòa.
Khánh Sơn còn là địa bàn tụ cư lâu đời của đồng bào dân tộc Raglai (Rắc-lây) thuộc hệ ngữ hệ Malai – Đa đảo. Cuộc sống trước đây của người Raglai (Raglai có nguồn gốc gắn bó với người Chăm ở đồng bằng và là dân tộc thiểu số tỷ lệ cao nhất sinh sống tại Khánh Hoà) chủ yếu dựa vào hoạt động nông nghiệp phát nương, làm rẫy. Tại sao thì trong những bài viết về Khánh Sơn hay Sầu riêng và gần nhất là về Người Rắc Lây (Raglai) của Chạm đã chia sẻ. Tuy nhiên, bài viết này lại dành về hình ảnh kèm thêm chú thích của Chạm để mọi người chưa biết về Khánh Sơn có thể dễ dàng nắm bắt.
Tư thế khi chơi đàn Chapi. Một trong số những nhạc cụ truyền thống của người dân tộc Rắc Lây. Ảnh: Trần Hải Bình Ảnh: Trần Hải Bình Chơi đàn Chapi – Một trong số những nhạc cụ truyền thống bằng tre của người Rắc-lây. Dây đàn cũng là sợi tre nhé! Ảnh: Trần Hải Bình Đàn Đá Khánh Sơn là nhạc cụ của người Rắc-lây. Ảnh: Trần Hải Bình Ngôi nhà dài của người Rắc lây. Người Rắc-lây có nhiều lễ hội gắn liền với những nhạc cụ truyền thống như đàn đá, mã la và đàn chapi. Ảnh: Trần Hải Bình Mã la – Một loại nhạc cụ của người Rắc -lây. Mã la cũng là một nhạc cụ trong không gian cồng chiêng tây nguyên tuy nhiên có điểm khác là mã la không có núm. Người Rắc lây rất yêu quý mã la. Ảnh: Trần Hải Bình Thị trấn Tô Hạp dưới ống kính góc rộng. Dòng Sông trên hình cũng có tên Tô Hạp vốn là tên một loại cây đặc trưng ở Khánh Sơn. Ảnh: Trần Hải Bình Sinh hoạt của người Rắc-lây bên trong nhà sàn. Nhà sàn của người Rắc lây cũng có những điểm khác biệt so với nhà sàn tây nguyên. Xem thêm tại đây Ảnh: Diệp Vy Hòa Hướng dẫn trẻ con chơi đàn đá. Người Rắc- lây ngày càng chú trọng đến việc bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Một trong số đó là cách chơi những nhạc cụ quan trọng đối với đời sống dân tộc như đàn đá, mã la và chapi. Ảnh: Diệp Vy Hòa Mía tím cũng là một trong những cây trồng đặc trưng của Huyện Khánh Sơn. Ảnh: Diệp Vy Hòa Núi đồi Khánh Sơn. Muốn đi lên Khánh Sơn hiện có 2 con đường, 1 đi từ Cam Ranh qua đèo Khánh Sơn, 2 là đi từ Ninh Thuận. Ảnh: Diệp Vy Hòa Sầu Riêng Khánh Sơn là một trong số những loại trái cây có tiếng trên cả nước. Mùa sầu riêng trễ hơn so với các tỉnh miền tây cũng là nét đặc trưng riêng có của sầu riêng trên núi. Ảnh: Diệp Vy Hòa Trung tâm Khánh sơn là một thung lũng có độ cao 1300m so với mực nước biển, một ngày ở đây có đủ thời tiết của 4 mùa cũng như Đà Lạt của Lâm Đồng. Ảnh: Hồ Trung Lâm Ảnh: Hồ Trung Lâm Học nội trú. Ảnh: Hồ Trung Lâm Hoạt động thể thao. Ảnh: Hồ Trung Lâm Học sinh phổ thông ở Khánh Sơn. Ảnh: Hồ Trung Lâm
Xem album toàn bộ phía bên dưới:
Trải nghiệm ở Khánh Sơn bạn nên đi những đâu? Sau đây là tóm tắt của Chạm Khánh Hoà về những điểm đến đặc trưng để bạn dễ dàng lựa chọn tìm đến tại Khánh Sơn: Tìm hiểu di tích lịch sử tại Sân bay Tà Nĩa (xã Sơn Trung), căn cứ cách mạng thị trấn Tô Hạp, di tích Đàn Đá Khánh Sơn (thị trấn Tô Hạp), Khu du lịch sinh thái thác Tà Gụ (xã Sơn Hiệp); tham quan vườn cây ăn trái, thưởng thức những sản phẩm nông sản (tại thị trấn Tô Hạp, xã Thành Sơn, xã Sơn Lâm, xã Sơn Bình, xã Ba Cụm Bắc, xã Sơn Trung…).
Liên quan:
KHÁM PHÁ KHÁNH SƠN Ở KHÁNH HOÀ
LÊN NÚI NGHE ĐÀN CHAPI CỦA NGƯỜI RẮC-LÂY Ở KHÁNH HOÀ
CÂY SẦU RIÊNG Ở KHÁNH SƠN – KHÁNH HÒA
ĐIỀU GÌ LÀM DU LỊCH KHÁNH HÒA HẤP DẪN?
THÁP BÀ POH NAGAR NHA TRANG– DẤU ẤN VĂN HÓA CHĂM PA MỘT THỜI
Bạn phải đăng nhập để bình luận.