GIỚI THIỆU VỀ DIÊN KHÁNH

Nếu Nha Trang được ví như một cô gái thành thị kiêu sa, hiện đại thì Diên Khánh lại là cô thôn nữ dịu dàng, e ấp mà một khi đã biết đến sẽ khiến lòng người nhung nhớ mãi không thôi.

  1. SƠ LƯỢC HUYỆN DIÊN KHÁNH
  2. VÙNG ĐỒNG BẰNG TRÙ PHÚ CỦA KHÁNH HÒA
  3. HUYỆN CÓ LỊCH SỬ VĂN HÓA LÂU ĐỜI CỦA TỈNH KHÁNH HÒA – VÙNG ĐẤT CỔ KÍNH
  4. ĐÔ THỊ DIÊN KHÁNH
  5. ĐẶC SẢN DIÊN KHÁNH

SƠ LƯỢC HUYỆN DIÊN KHÁNH

Huyện Diên Khánh là một huyện của tính Khánh Hòa cách thành phố Nha Trang khoảng 10km về hướng Tây Nam, nổi tiếng trong cả nước với di tích thành cổ Diên Khánh (nên Diên Khánh còn có tên gọi khác là Thành). Với diện tích tự nhiên 337,55km2 (chiếm 6,47% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Khánh Hòa), vùng đồng bằng chiếm 30% diện tích chủ yếu nằm dọc theo con sông Cái Nha Trang. Trung tâm của huyện Diên Khánh là thị trấn Diên Khánh.

Huyện Diên Khánh ngày nay vốn là vùng đất phủ Diên Ninh thuộc dinh Thái Khang xưa kia. Đến năm 1742 chúa Nguyễn Phúc Khoát mới đổi tên phủ Diên Ninh thành phủ Diên Khánh. Như vậy, tên gọi Diên Khánh đến nay đã có lịch sử 282 năm.

Vị trí huyện Diên Khánh trên bản đồ

Hiện nay, huyện có 14 xã, thị trấn; dân số khoảng 145.000 người. Huyện đã có 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Huyện Diên Khánh đã đạt tiêu chí đô thị loại IV và phấn đấu trở thành thị xã trước năm 2025.

Diên Khánh là cửa ngõ phía Tây của thành phố Nha Trang, tương đối thuận lợi về giao thông: có các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1C (đường 23/10), đường sắt Thống nhất Bắc – Nam, Tỉnh lộ 2, Tỉnh lộ 8, tuyến Nha Trang – Đà Lạt,… chạy qua.

Sông Cái đoạn chảy qua khu vực Diên Khánh

VÙNG ĐỒNG BẰNG TRÙ PHÚ CỦA KHÁNH HÒA

Đất đai Diên Khánh được chia thành hai vùng đồng bằng và rừng núi. Đồng bằng Diên Khánh nằm trọn trong tỉnh Khánh Hòa và không giáp biển, bao gồm hai cánh đồng lớn nằm trên lưu vực hai con sông lớn là sông Cái và sông Suối Dầu. Làng quê Diên Khánh được phủ lên một màu xanh bởi những lũy tre làng, những vườn cây ăn trái trong đó có những đặc sản được cả nước biết đến như thanh long, xoài, mít, vú sữa, chôm chôm… Quanh làng quê là những cánh đồng màu mỡ tô điểm cho Diên Khánh trở thành một bức tranh hoàn mỹ với màu xanh dịu mát thể hiện cuộc sống trù phú của quê hương.

Diên Khánh là nơi cung cấp hoa, quả, rau, củ… cho thành phố Nha Trang. Nhà vườn nơi đây trồng nhiều loại cây ăn trái như xoài cát thơm (cát ngọt), mít, thanh long, chuối… và đặc biệt là vú sữa, làm nên thương hiệu vú sữa Diên Bình nổi tiếng ngon, có giá trị kinh tế. 

Năm 2017, điện ảnh Việt Nam có một bộ phim thu hút được khá nhiều sự quan tâm của khán giả là phim “Mẹ chồng” (đạo diễn Lý Minh Thắng). Bối cảnh phim khiến ai nấy khi xem đều phải trầm trồ: Nhà cổ nguy nga, cánh đồng lúa xanh bạt ngàn, hồ nước mênh mông, …Khung cảnh hiện lên vừa nên thơ vừa chân thật, khiến người xem khó lòng rời mắt. Hiếm người biết bộ phim được quay tại huyện Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa), cách thành phố Nha Trang chỉ chừng mười mấy cây số. Phong cảnh làng quê trù phú với những cánh đồng lúa xanh mướt, những con đường làng sạch sẽ, những vườn cây ăn trái trĩu quả, những vành đai rau xanh, hoa kiểng đã làm nên một làng quê Diên Khánh đầy thu hút. 

Nên những năm gần đây, du khách đến Nha Trang thường thích ghé Diên Khánh, khám phá đồng quê và thăm làng vú sữa Diên Bình với những vườn cây sai trái khi vào mùa. 

HUYỆN CÓ LỊCH SỬ VĂN HÓA LÂU ĐỜI CỦA TỈNH KHÁNH HÒA – VÙNG ĐẤT CỔ KÍNH

Diên Khánh là một trung tâm văn hóa lịch sử và sinh thái của tỉnh Khánh Hòa so với huyện Cam Lâm cạnh bên. Từ rất xa xưa đã có con người sinh sống trên phần đất Diên Khánh. Vùng đất Diên Khánh nói riêng và Khánh Hòa nói chubngtừng là nơi cư trú của người Chăm với nền văn minh rực rỡ mà cụ thể là Bà chúa xứ sở Poh Nagar. Chính vì vậy mà huyện còn lưu lại nhiều di tích văn hóa lịch sử liên quan đến vị thần này như: Am Chúa trên núi Chúa (Đại an) …  Am Chúa là nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na – Bà Mẹ xứ sở đã khai sáng và truyền dạy cho dân chúng cách làm ăn, sinh sống. Tín ngưỡng thờ Bà Thiên Y A Na được bắt nguồn từ tục thờ Bà Ponagar của người Chăm.

Am Chúa

Xem thêm: THÁNG 3 ÂM LỊCH HÀNH HƯƠNG VỀ VỚI MẸ XỨ SỞ Ở KHÁNH HOÀ

Nửa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, sau nhiều đợt thiên di, người Việt từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và các nơi khác đến cư trú trên địa phận Diên Khánh ngày nay ngày càng nhiều. Nhiều vùng đất hoang vu được khai phá. Xóm làng mọc lên ngày càng đông đúc. Khi có dân, chúa Nguyễn đã thành lập các đơn vị hành chính. Đầu tiên là dinh Thái Khang với hai phủ Thái Khang và Diên Ninh. Năm 1690 Thái Khang đổi thành dinh Bình Khang và năm 1742 Diên Ninh đổi thành Diên Khánh.

Về văn hóa di tích lịch sử:  Diên Khánh có 260 di tích bao gồm: 40 đình, 47 chùa, 53 miếu, 01 dinh, 01 am, 02 lăng, 114 nhà thờ Họ, số còn lại là các giáo xứ, nhà thờ đạo, Bia Quân giới. Các di tích được phân bổ hầu khắp ở địa bàn 17/19 xã, thị trấn. Trong đó có 05 di tích cấp Quốc gia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận là: Văn Miếu, Thành Cổ, Đền Trần Quí Cáp, Miếu Trịnh Phong và Am Chúa. Có 45 di tích lịch sử – văn hóa đã được UBND tỉnh cấp bằng công nhận. Về nhà cổ có 20 nhà nhưng số nhà vẫn còn nguyên theo kiến trúc cổ khoảng 14 nhà (Nhà cổ ông Hải; Nhà cổ ông Hai Thái…)

Về làng nghề truyền thống: Đã từ lâu, nhân dân Diên Khánh luôn gắn bó với những ngành nghề thủ công mà tổ tiên đã để lại, nhiều sản phẩm được du khách gần xa ưa chuộng như: Nón lá, bánh, bún, nghề đúc đồng… tập trung chủ yếu ở địa bàn Phú Lộc thuộc thị trấn Diên Khánh.

ĐÔ THỊ DIÊN KHÁNH

Đô thị Diên Khánh nằm ở trung tâm tỉnh Khánh Hòa, kết nối thuận lợi với các huyện/thị xã khác của tỉnh, đặc biệt liền kề và giao thoa với TP Nha Trang về không gian đô thị và các hoạt động kinh tế. Trung tâm huyện lỵ của Diên Khánh là thị trấn Diên Khánh, cách trung tâm TP Nha Trang 10 km về phía Tây.

Đô thị Diên Khánh được xác định là một trong những trung tâm du lịch văn hóa – lịch sử, sinh thái nhân văn và sinh thái nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa.

Đây cũng là khu vực đang tương tác tích cực với TP Nha Trang trong các hoạt động dịch vụ du lịch, góp phần làm phong phú và đa dạng các sản phẩm du lịch của TP Nha Trang, cũng như của tỉnh Khánh Hòa.

ĐẶC SẢN DIÊN KHÁNH

Huyện Diên Khánh có những cánh đồng màu mỡ, sản sinh ra hạt gạo thơm ngon, được tạo thành bột, từ bột gạo được chế biến thành những món ăn ngon: Bánh ướt, bún, bánh xèo,…

Huyện Diên Khánh còn có nghề làm bánh tráng cổ truyền ở Phú Lộc, nay thuộc thị trấn Diên Khánh. Nơi đây, từ xưa là nơi cung cấp bánh tráng cho địa phương và một số nơi trong tỉnh. Làng nghề này vẫn tồn tại đến ngày nay, tuy không được phát triển như xưa. Ghé ăn bánh ướt có thể đến Phố Bánh Ướt thôn Phú Khánh Trung, xã Diên Thạnh, ven Quốc lộ 1 A. Bánh ướt mỏng mềm lại nóng hổi có thể ăn kèm chả lụa, giá, xoài với đa dạng nước chấm. 

THUÊ XE TỰ LÁI [KV: CAM RANH – NHA TRANG – CAM LÂM]: 0944-544-345 (ZALO)

Xem bảng giá tổ Yến Sào Khánh Hoà do Chạm Khánh Hoà cung cấp tại đây:

NhaNest - Cung cấp yến sào Khánh Hoà

SẢN PHẨM ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU NHẤT

Mã 1. Chân yến thô

Rating: 3.5 out of 5.

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Tổ đã làm sạch tạp chất bên ngoài còn lại ít lông phía trong. Cần phải làm sạch thêm trước khi sử dụng.

Mã 2. Chân yến rút lông

Rating: 4.5 out of 5.

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.

Mã 3. Yến vụn tinh chế

Rating: 4 out of 5.

Phần tổ yến bị vỡ khi khai thác hoặc do tự nhiên và sơ chế. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.

Mã 4. Yến rút lông nguyên tổ

Rating: 5 out of 5.

Phần tổ yến còn nguyên vẹn đã được làm sạch sẽ có thể sử dụng ngay không cần làm sạch thêm.