THÁNG 3 ÂM LỊCH HÀNH HƯƠNG VỀ VỚI MẸ XỨ SỞ Ở KHÁNH HOÀ


Khánh Hòa được xem là một trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của khu vực Nam Trung Bộ – Tây Nguyên. Cứ mỗi lần đến mùa lễ Mẫu tháng Ba (âm lịch), người dân, khách hành hương, khách thập phương lại nô nức đến với các lễ hội: Am Chúa, Tháp Bà Ponagar và địa danh Suối Đổ.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam hay còn gọi là Đạo Mẫu là một tín ngưỡng bản địa lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người. Thông qua các truyền thuyết, câu truyện lịch sử cùng những nghi lễ và lễ hội, đặc biệt trong hình thức diễn xướng vô cùng độc đáo. Và quan trọng, trong Đạo Mẫu không phân biệt dân tộc, đa số cũng như thiểu số, rất bình đẳng. Điều này thể hiện ở việc có rất nhiều các vị thần linh trong Đạo Mẫu là những người dân tộc thiểu số. Hiện, “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Mỗi vùng miền thì việc thờ Mẫu khác nhau về tục lệ cũng như vị Thánh Mẫu thờ tụng. Tại Khánh Hòa, tín ngưỡng thờ Mẫu có những nét đặc trưng riêng. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa là kết quả của giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt – Chăm. Thánh Mẫu Thiên Y Ana theo người Kinh hay PoNagar theo người dân tộc Chăm là vị thần có công hướng dẫn nhân dân làm ăn khai khẩn xứ sở này.

Trước năm 1653, Khánh Hòa là vùng đất của người Chăm sinh sống. Bên cạnh việc ảnh hưởng từ yếu tố tôn giáo cụ thể là Blamon giáo, người Chăm cũng có tín ngưỡng bản địa của riêng mình. Một trong số đó là tín ngưỡng thờ Mẹ, điều này được thể hiện qua hình tượng Yang Pô Inư Nagar – vị Mẫu Thần mà người Chăm tôn thờ và gọi là Mẹ Xứ sở, trung tâm thờ tự chính là khu đền tháp Ponagar. Năm 1653, khi những người Việt theo bước chân chúa Nguyễn vào vùng đất Khánh Hòa định cư, vốn mang trong mình tâm thức thờ Mẫu, họ đã tiếp biến tín ngưỡng thờ Mẹ Xứ sở của người Chăm trở thành Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Việt, bằng truyền thuyết về Thiên Y A Na giáng trần ở núi Đại An và thăng thiên tại Tháp Bà Ponagar. Có thể nói trong số các Mẫu Thần được thờ phụng ở Khánh Hòa, thì Thiên Ya A Na được coi là Mẫu Thần chủ đạo, được thờ phổ biến nhất. Thiên Y A Na Thánh Mẫu chính là kết quả của sự tiếp biến giao thoa văn hóa của người Chăm và người Việt. Thánh Mẫu được thờ phụng từ các làng quê đến thành thị ở Khánh Hòa như miếu, am, đình làng, chùa…, nhưng cơ sở thờ tự quan trọng nhất chính là di tích lịch sử văn hóa Tháp Bà Ponagar và Am Chúa. Vì thế, mà Khánh Hòa được coi là trung tâm, nơi phát tích của tín ngưỡng thờ Mẫu Thiên Y A Na cho cả miền Trung.

Cứ mỗi độ tháng Ba âm lịch, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh những dòng người từ các nơi trong và ngoài tỉnh đi đến những di tích, địa chỉ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Những đoàn hành hương trong trang phục đẹp mắt, thành tâm dâng lên Thánh Mẫu những lễ vật giản dị để nguyện cầu quốc thái dân an, những điều tốt đẹp sẽ đến với cộng đồng, gia đình và bản thân. Trò chuyện với bà Nguyễn Thị Nguyên – thành viên đoàn Bửu Lâm Ngọc (xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa), chúng tôi được biết, đây là một trong những đoàn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu có số lượng thành viên lên đến hơn 200 người. Cứ mỗi độ tháng Ba âm lịch, các thành viên trong đoàn lại sửa soạn lễ phẩm, tập luyện lại các tiết mục hát văn, múa bóng để đi dự lễ hội. 

Ông Kiều Hoàng Miễu (dân tộc Chăm ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) cho biết, cứ mỗi dịp lễ Mẹ xứ sở Po Inư Nagar, gia đình ông cùng một số gia đình khác trong vùng lại đi đến các địa điểm tổ chức lễ hội ở Khánh Hòa để dâng hương, hoa, trái cây lên lễ Mẹ. Năm nay, đoàn của gia đình ông có 35 thành viên đã đi dự Lễ hội Am Chúa, đến Suối Đổ và tham gia Lễ hội Tháp Bà Ponagar. Dù thời gian hành hương về với Mẹ xứ sở kéo dài gần cả tháng, nhưng mỗi người trong đoàn đều cảm thấy phấn chấn vì đã được bày tỏ tấm lòng của mình. 

Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa từ bao đời nay đã có sự giao thoa, cộng hưởng văn hóa với tín ngưỡng thờ Mẹ xứ sở Po Inư Nagar của đồng bào Chăm để cùng làm nên vẻ đẹp độc đáo tại những di tích Am Chúa, Suối Đổ, Tháp Bà Ponagar. Người dân Khánh Hòa từ xa xưa đã lưu truyền câu “Am Chúa hiển nhân, Tháp Bà hiển thánh”. Theo truyền thuyết, ngày Thánh Mẫu Thiên Y A Na giáng trần tại Am Chúa là vào mùng 1-3 âm lịch, còn ngày Mẫu thăng thiên tại Tháp Bà là 23-3 âm lịch. Ngày vía Bà ở Suối Đổ thường diễn ra vào các ngày 8, 18, 28 hàng tháng, nhưng quan niệm của nhiều người vẫn cho rằng ngày vía vào 18-3 âm lịch là ngày linh thiêng nhất trong năm. Vậy nên, tháng Ba âm lịch là mùa lễ Mẫu ở xứ Trầm Hương. Bởi từ ngày 1 đến 3-3, người dân và khách thập phương nhộn nhịp đi Lễ hội Am Chúa; đến ngày 18-3, lại rủ nhau cùng về diện kiến Mẫu ở danh thắng Suối Đổ; từ ngày 20 đến 23-3, mọi người nô nức về với Lễ hội Tháp Bà Ponagar (Trong mấy ngày diễn ra lễ hội Tháp Bà Ponagar mở cửa tự do cho du khách và người dân). Hành trình di sản về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa trong suốt tháng 3 âm lịch chính là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân. Đến với các lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu, người dân, du khách được xem các nghi thức truyền thống, như: Lễ tắm tượng, lễ tế cổ truyền, nghi thức dâng hương, biểu diễn hát văn – múa bóng dâng Mẫu…

  • Khu di tích Am Chúa nằm ở xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa. Thánh Mẫu có công dạy cho người dân biết cấy cày, dệt vải, đặt ra lễ nghi… mang lại cuộc sống bình yên, no đủ cho nhân dân. Để tưởng nhớ công ơn của bà, người dân đã lập đền thờ Am Chúa. 
  • Tháp Bà Ponagar là một trong những quần thể kiến trúc thuộc nền văn hóa Chămpa có quy mô vào loại lớn còn lại ở miền Trung Việt Nam, được xây dựng từ khoảng thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ XIII, nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ ở cửa sông Cái thuộc thành phố Nha Trang. Đây là khu đền tháp thờ Nữ thần Mẹ Xứ sở Pô Inư Nagar của người Chăm xưa.
  • Chùa Suối Đổ là một trong những ngôi chua linh thiêng nhất của Khánh Hoà thuộc địa phận Diên Khánh khu vực núi Hoàng Ngưu (Sơn). hong cảnh nơi đây tuyệt đẹp với suối reo, thác đổ và màu xanh bạt ngàn của cây lá. Gọi là suối Đổ vì suối bắt nguồn từ trên núi cao, băng qua những triền núi nhấp nhô, những phiến đá hoa cương đủ hình dáng, kích cỡ, nhiều màu sắc… réo rắt chảy xuống dưới, tạo nên những dòng thác và những hồ nước thơ mộng. Tương truyền đây là nơi Thánh Mẫu Thiên Y A Na đến ngồi hóng mát hoặc nghỉ chân lúc vân du. Ở đây có 2 ngôi chùa gọi là: Quan Âm Sơn Tự và Phổ Đà Sơn Tự. Quan Âm Sơn Tự là nơi tập trung đông khách viếng nhất. Chánh điện thờ Phật Quan Âm uy nghi và lộng lẫy, bên trái là miếu thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na, bên phải là đền thờ “Ngũ Mẫu” Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Chùa Suối Đổ

Lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu được tổ chức định kỳ tại di tích Am Chúa, Tháp Bà Ponagar với sự tham gia đông đảo của cộng đồng cư dân Khánh Hòa và các đoàn hành hương trong khu vực Nam Trung Bộ – Tây Nguyên. Việc tổ chức các lễ hội nhằm duy trì nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc sắc. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương; đồng thời quảng bá nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của cư dân vùng đất Khánh Hòa đến nhân dân, du khách trong và ngoài nước.

Trong các loại hình du lịch đang phát triển tại Khánh Hòa hiện nay, du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu mà cụ thể là tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na là loại hình du lịch khá tiềm năng và nếu khai thác tốt sẽ rất hấp dẫn và thu hút du khách. Đến với các di tích thờ Mẫu hay những lễ hội thờ Mẫu, du khách được tìm hiểu giá trị văn hóa vật thể thông qua nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, về truyền thuyết của Thiên Y A Na trong đời sống văn hóa ở Khánh Hòa, được thưởng thức trình diễn nghệ thuật múa dân gian Chăm như múa quạt, múa lu, kèn Saranai, trống Baranưng, trống Ginăng, hay nghề truyền thống của người Chăm như dệt thổ cẩm, nghề làm gốm… tại Tháp Bà Ponagar. Thông qua đó, du khách cũng bổ sung thêm những kiến thức về tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật xây dựng đền tháp của người Chăm, hay quá trình tiếp biến văn hóa Chămpa – Ấn Độ, Việt – Chăm thông qua tín ngưỡng thờ Thiên Y Thánh Mẫu.

xem thêm

THÁP BÀ PO-NAGAR NHA TRANG


Một trong những dấu tích minh chứng cho thời kỳ văn hoá Chăm Pa tại khu vực miền Trung Việt Nam. Tháp Bà Poh Nagar cũng là một trong những di tích văn hoá Chăm lớn nhất ở Việt Nam

Keep reading

ĐỊA ĐIỂM TẮM BÙN KHOÁNG Ở NHA TRANG


Nếu đã từng đặt chân đến Nha Trang thì ngoài những giờ phút vui chơi tại những bãi biển trong xanh thì du khách không thể bỏ qua một trải nghiệm thú vị, một “đặc sản” tại vùng đất này chính là hoạt động tắm bùn. Địa điểm tắm bùn khoáng nóng chất lượng khi…

Keep reading

HẠT ĐÁC – ĐẶC SẢN NHA TRANG


Hạt đác – Một trong những đặc sản củ vùng đất Nha Trang Khánh Hoà. Công dụng và cách chế biến hạt đác như thế nào? Tại sao từ một loại cây rừng lại trở thành món ăn đặc sản của Nha Trang?

Keep reading

Xem bảng giá tổ Yến Sào Khánh Hoà do Chạm Khánh Hoà cung cấp tại đây:

NhaNest - Cung cấp yến sào Khánh Hoà

SẢN PHẨM ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU NHẤT

Mã 1. Chân yến thô

Rating: 3.5 out of 5.

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Tổ đã làm sạch tạp chất bên ngoài còn lại ít lông phía trong. Cần phải làm sạch thêm trước khi sử dụng.

Mã 2. Chân yến rút lông

Rating: 4.5 out of 5.

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.

Mã 3. Yến vụn tinh chế

Rating: 4 out of 5.

Phần tổ yến bị vỡ khi khai thác hoặc do tự nhiên và sơ chế. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.

Mã 4. Yến rút lông nguyên tổ

Rating: 5 out of 5.

Phần tổ yến còn nguyên vẹn đã được làm sạch sẽ có thể sử dụng ngay không cần làm sạch thêm.

Advertisement