THÁP BÀ PO-NAGAR NHA TRANG


THÁP BÀ PO-NAGAR NHA TRANG– DẤU ẤN VĂN HÓA CHĂM PA MỘT THỜI

Tháp Bà Poh Nagar – Tháp Chăm tại Nha Trang

Tháp bà Poh Nagar nằm trên ngọn đồi Hoa Cương, phía tây bắc thành phố Nha Trang. Đồi Hoa Cương nằm gần cù lao Huân phía bắc cầu xóm Bóng. Cùng với Thánh địa Mỹ Sơn ở phía Bắc, tháp Bà Poh Nagar ở phía Nam trở thành hai thánh đô của vương quốc Chămpa. Kể từ thế kỷ thứ VIII, Poh Nagar trở thành thánh địa của miền Nam Chămpa, từ một đền thờ Shiva, trở thành đền thờ Mẹ xứ sở của vương quốc Chămpa và từ thế kỷ XVII được người Việt sử dụng, gìn giữ di tích như một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh.

Tháp Bà bên bờ sông Cái ở Nha Trang

Không những vậy, từ Quảng Bình, Quảng Trị đến Nha Trang – Khánh Hòa, ở các cảng thị miền Trung đều có đền tháp thờ `Bà mẹ xứ sở này!

Một góc nhìn ra phía cầu Xóm Bóng Nha Trang xưa lúc còn chưa có cầu Trần Phú. Bên phía góc 9h là đồi Hoa Cương nơi có Tháp bà Poh Nagar

Tháp Bà thường được nói về một cụm công trình gồm 06 tháp thuộc khu đền thờ thần của người Chăm theo đạo Shiva. Hiện tại còn 4 tháp nguyên vẹn và 2 tháp bị phá hủy do chiến tranh chỉ còn lại nền móng. Các tháp được xây dựng cùng kiểu chỉ khác về kích thước. Thực ra tháp Po Nagar là tên một tháp cao nhất trong nhóm tháp này thờ Bà Thiên Y Ana theo tên tiếng Việt hay Poh Nagar lấy theo tên tiếng Pháp. Tháp Poh Nagar cao 23 mét nằm trên một ngọn đồi hình chiếc nón úp ngược, xung quanh xanh tươi cây cối. Kỹ thuật xây tháp của người Chăm đến nay vẫn còn là điều bí ẩn với giới nghiên cứu khoa học. Người Champa đã tiếp thu kĩ thuật xây dựng tháp từ Ấn Độ, nhưng qua bàn tay kĩ sư Champa các khối tháp trở nên hài hòa, cứng rắn, mạnh mẽ, dễ gần gũi nhưng đầy bí hiểm. Gạch tháp xây khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính, lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay mặt về hướng đông.

Nghệ thuật xây dựng tháp Chăm là một nghệ thuật đặc biệt. Đặc biệt từ thủ pháp chế tạo nguyên vật liệu, gạch dùng để xây tháp là loại gạch được sản xuất theo một phương pháp riêng: Bốn mặt được nung chín nhưng trong ruột vẫn còn “sống”. Tuy vậy dù có để ngoài trời hàng trăm năm gạch vẫn không bị rã, không thấm nước, khi gặp nước lại rất nhanh khô. Nhờ đó, đã trải qua hàng nghìn năm các toà tháp Chăm vẫn không bị rêu phong, hay ẩm ướt. Sự liên kết giữa các viên gạch được mài vào nhau đến mức như liền khít, sau đó được gắn với nhau bằng chất kết dính được chiết xuất từ cây Dầu Rái, loại cây được trồng nhiều ở vùng núi rừng phía Tây các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, Đông Nam bộ.

Theo sử sách, cụm tháp cao nhất thờ Bà Thiên Y Ana được vua Chiêm Thành xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ IX. Các tháp còn lại được xây từ trước đó trong thế ký VII, VIII. Chiêm Thành tiếp nhận ảnh hưởng của Ấn Độ Giáo mà cụ thể là đạo Bà La Môn. Dĩ nhiên khi đến Champa, những dòng tư tưởng cũng có khác để phù hợp, với cuộc sống và sinh hoạt Champa. Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo, trong đó quan trọng nhất là Bàlamôn giáo về sau là Hindu giáo và Phật giáo. Ngoài ra còn có một số tôn giáo khác như đạo Jain, đạo Xích. Bàlamôn giáo sớm được truyền bá ở Đông Nam Á và một thời kì dài độc tôn làm quốc giáo.

Trong đó Poh Nagar là hiện thân của thần Shiva 1 trong 3 vị thần tối cao. Bên cạnh đó, hình tượng Poh Nagar thể hiện dấu ấn chế độ mẫu hệ của người Chăm. Tháp bà Poh Nagar là di sản văn hóa Chăm Pa lớn nhất ở Việt Nam. Đến nay, tháp Bà đã tồn tại 1.200 năm, được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1979 có qua những lần trùng tư phục dựng sửa sang của Người Việt do chiến tranh tàn phá.

Hầu hết các tỉnh từ Miền Trung cho đến Tây Nguyên, nơi nào có người Chăm sinh sống thì họ đều xây dựng đền tháp để thờ thần. Điều đó cho ta thấy tầm quan trọng đền tháp đối với người Chăm. Thế nhưng hiện nay, trong tổng số khoảng 250 di tích đã được người Pháp thống kê, chỉ còn 20 nhóm đền tháp với 40 công trình còn tạm đứng vững. Nhìn chung, hầu hết các tháp Chăm đều được xây dựng trên những ngọn đồi cao, cửa chính hướng về phía Đông, mỗi cụm từ ba đến sáu tháp, luôn có một tháp chính thờ thần Shiva. Tháp bà Poh Nagar ở Nha Trang là một trong số những tháp Chăm nổi tiếng Nhất.

Mỗi một ngôi tháp chỉ có một lối vào chính cũng là vị trí đặt các nhân thần (Vua được thần thành hóa), đồng thời là thực hành các nghi lễ chính thứcvào những ngày lễ trong đại của Bàlamôn giáo. Các mặt còn lại đều là cửa giả và đóng kín.
Hình thể của một tháp Champa bao giờ cũng thu nhỏ dần khi càng lên cao. Trên chóp đỉnh thường đặt một Linga. Quan sát tháp ở bất cứ vị trí đâu và vào lúc nào cũng thấy nét uy nghiêm tráng lệ.

Giới thiệu sơ lược về người Chăm hay rộng hơn là văn hoá Chăm Pa ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hoá Ấn Độ:

Vào đầu Công Nguyên, một bộ phận trong bộ tộc Cau (Kranukavamsa) – một trong hai bộ tộc lớn của người Chăm Pa thời bấy giờ – đã thành lập nên một tiểu quốc và được đặt tên là Tiểu quốc Nam Chăm (bia ký ghi là Panrăn hay Panduranga). Tiểu quốc này gồm hai xứ là Panrăn (khu vực ngày nay là Phan Rang, Phan Thiết) và Kauthara (khu vực Khánh Hòa ngày nay). Đối địch với Tiểu quốc Nam Chăm là Tiểu quốc Bắc Chăm ở khu vực thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay.

Sau đó, trải qua nhiều thế kỷ nội chiến liên miên, vương quốc Chăm Pa được thành lập trên cơ sở sự thống nhất của hai xứ Nam Chăm và Bắc Chăm. Đến thế kỷ 8, Nam Chăm chiếm ưu thế dẫn đến sự ra đời của vương triều Panduranga (Hoàn Vương Quốc), vùng Kauthara từ đó phát triển đến mức cực thịnh với những khu đền tháp to lớn và linh thiêng mà tiêu biểu là ngôi đền Po Nagar thờ vị nữ thần mẹ xứ sở Yang Pô Y Na Gar. Đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều bia ký ghi bằng tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ rải rác trên khắp Khánh Hòa.

Văn minh Champa (Từ thế kỷ thứ IX đến thế ký XV) từng là một trong những nền văn minh phát triển rực rỡ bậc nhất ở khu vực Đông Nam Á. Trong đó phải kể đến sự ảnh hưởng, giao thoa của hai nền văn hóa lớn là Ấn Độ, Đại Việt vào văn hóa Champa từ sau thế kỷ thứ 11, mà điểm chung rõ nhất, ảnh hưởng sâu đậm nhất là – Văn hóa Phật giáo đang ở giai đoạn cực thịnh, kết hợp với văn hóa bản địa – đã tạo nên một diện mạo văn hóa Champa đặc sắc, sáng tạo và đầy sức sống.

Văn hóa Ấn Độ đã được người Chăm tiếp nhận và nhanh chóng ảnh hưởng đến hầu hết các phương diện về văn hóa vật chất và tinh thần của vương quốc cổ này. Dấu ấn văn hóa Ấn Độ được thể hiện trên các lĩnh vực, từ: Ngôn ngữ, chữ viết, văn học, nghệ thuật, phong tục đến thể chế chính trị và đặc biệt là tôn giáo như Hindu giáo, Phật giáo và Hồi giáo.

Không như các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo… đều có người sáng lập; đạo Hindu là sự tổng hợp các hệ thống tôn giáo – tín ngưỡng – triết học và đã được hình thành và hoàn thiện dần theo suốt chiều dài lịch sử của Ấn Độ. Với tư tưởng triết lý tôn sùng sự tích, công đức của các vị thần có nguồn gốc gắn liền với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, người Ấn rất sùng thượng, cầu nguyện và hiến tế để được thần linh ban ơn huệ cho họ.

Do ảnh hưởng tư tưởng triết lý Ấn Độ và sự sùng thượng tín ngưỡng bản địa, ngay từ thời kỳ đầu lập quốc, nhằm cầu mong sự phồn thịnh cho vương quốc và củng cố vương quyền, vương triều Champa đã cho xây dựng thánh đường thờ các vị thần bảo hộ. Đó chính là nguyên nhân cơ bản khi du nhập vào Champa, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ là cơ sở quan trọng để cho ra khu đền tháp Chăm, gồm quần thể kiến trúc các đền thờ mà Shiva là vị thần được tôn sùng và đề cao nhất.

Quan niệm của người Chăm về Poh Nagar:

Nữ thần Poh Nagar do bọt nước biển và ánh mây trời sinh ra ngoài biển khơi. Bà là bà mẹ xứ sở khai lập quốc gia Chăm Pa. Bà có công lớn trong việc dạy người Chăm làm nông nghiệp, dệt vải và làm đồ gốm… đặc biệt là trầm hương.

Một số tháp Chăm ở Việt Nam: Thánh Địa Mỹ Sơn – Quảng Nam; Tháp Bánh Ít – Bình Định; Thps Poklong Giarai ở Phan Rang Ninh Thuận

Danh sách một số công trình của người Chăm tại Việt Nam

Một điểm đáng chú ý là, những công trình kiến trúc Chăm từ Phú Yên trở ra, toàn bộ các tháp Chăm để thờ các vị thần trong hệ thống Ấn Độ Giáo, còn từ Khánh Hoà trở vào phía trong Nam thì thờ các vị vua, tướng được thần hoá. Người Chăm lấy tên vị vua ấy đặt cho cụm tháp mà họ thờ. Tháp Bà PohNagar Nha Trang thờ người sáng lập ra vương quốc Chăm Pa.

Quan niệm của người Việt về Thiên Y Ana:

Nhìn vào thành phố Nha Trang từ Tháp bà Poh Nagar

Tương truyền Thiên Y là một nàng Tiên, ban đầu giáng xuống núi Đại Điền. Thuở ấy có hai vợ chồng ông già ở sườn núi, trồng dưa để sinh sống. Khi dưa chín thường bị hái trộm, ông lấy làm lạ để ý rình. Một đêm nọ, ông thấy một cô gái, độ 13, 14 tuổi từ bóng cây khoan thai đi đến, cầm dưa vần chơi ở dưới bóng trăng. Ông đón lại gạn hỏi, thì ra chính là người đã hái trộm dưa hôm trước. Ông thương cô gái còn nhỏ  nhưng rất xinh bèn đem về nuôi. Cô gái dịu dàng tha thướt, là người của trời sinh nên hai ông bà rất thương yêu. Cuộc sống gia đình cứ yên bình diễn ra đến một hôm trời lụt lớn. Vì là con người năng động, thích vui đùa, thiếu nữ đã lấy các viên đá và chất thành 3 hòn giả Sơn (núi) và hái hoa lá cắm vào. Ông Tiều thấy thế cho rằng hành động của cô không hợp với quy tắc thời bấy giờ. Ông không ngờ được con gái mình chính là tiên nữ giáng trần đang nhớ cảng bồng lai, do đó ông đã nặng lời la rầy. Cảnh vật đã tiêu điều, hoang sơ, buồn bã, lại bị cha mắng. Nhân khúc kì nam đang trôi theo dòng nước, nàng đã hóa thân vào khúc kì nam và mặc cho dòng nước chảy. Nàng trôi dạt ra biển cả rồi dừng chân tấp vào mé sông của đất Trung Hoa. Mùi hương từ kỳ nam bay ngào ngạt khắp cả vùng, dân chúng thấy thế lấy làm lạ rủ nhau đến xem. Thấy được đây là gỗ tốt nên ai cũng muốn giành lấy về cho mình nhưng lạ thay không một ai có thể khiên nổi. Tin đồn lan truyền khắp cả kinh thành và cũng đến tai của thái tử Bắc Hải. Thái tử nghe thấy thế muốn đến tận nơi để xem thực hư. Nhưng khi tận mắt thấy được khúc gỗ nhỏ, ông dùng tay mình nâng thử và thật lạ kì chúng nhẹ như không. Thái tử cho truyền lệnh mang về cung và xem chúng như báu vật. Trong một đem trăng mờ, Thái Tử thấy thấp thoáng có bóng người gần chỗ kỳ nam, chạy vội đến nhưng không thấy ai, tứ bề vắng lặng, chỉ thấy khúc gỗ và mùi thơm thoang thoảng. Không nản chí chờ đợi, ông canh suốt mấy ngày mấy đêm. Một hôm trăng thanh, im lặng, bước ra từ khúc kì nam, một tiên nữ giai nhân tuyệt trần, hương thơm ngào ngạt. Thái tử chạy đến ôm choàng, không kịp biến cô bèn phải khi thật lai lịch của mình với tên là Thiên Y A Na. Thái Tử đến tuổi trưởng thành nhưng vẫn chưa có người ưng ý. Thấy Thiên Y A Na xinh đẹp rạng ngời, ông tâu với phụ vương cưới nàng làm vợ. Vua đồng ý và 2 người sống với nhau rất hòa thuận, thương yêu, sinh được hai con, trai tên Trí và gái tên Quý rất khôi ngô. Dù êm ấm, hạnh phúc nhưng công dưỡng dục của phụ mẫu quê nhà sao có thể quên. Thiên Y A Na đã bồng hai con và nhập vào khúc kỳ nam để trôi về quê cũ. Thế nhưng hai ông bà Tiều đã không còn tại dương thế. Bà đã xây đắp mồ mả cha mẹ, sửa sang lại nhà cửa để thờ cúng. Người dân còn nghèo khổ, cơm không đủ no, bà đã dạy cho họ cày cấy, kéo sợi dệt vải và đưa ra những nghi lễ… Từ đó ruộng nương được mở rộng, đời sống dân chúng nơi đây ấm no, hạnh phúc. Có cơm ăn áo mặc, thiên nhiên thuận hòa. Một năm sau vào ngày lành tháng tốt, xuất hiện chim hạc từ trên trời bay xuống, bà cùng 2 con đã lên lưng hạc và bay về trời. Vì ơn lớn lao của bà, đem lại ấm no cho dân lành, dân đã tạc tượng và thờ cúng Thiên Y A Na. Mỗi năm đến ngày bà thăng thiên, mọi người tụ họp lại tổ chức lễ và múa bóng, dân hoa rất long trọng thể hiện sự tôn kính.

Tháp Bà Poh Nagar là một cụm tháp thờ thần của người Chăm theo đạo Shiva từ thời vương quốc Chăm Pa còn hưng thịnh tại khu vực Nha Trang. Đồng thời, tháp cao nhất trong cụm tháp cũng mang tên Poh Nagar thờ vị thần mang công khai khẩn của người Chăm. Lễ hội lớn của người Chăm là kỷ niệm ngày vị thần này bay về trời vào ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Nét độc đáo trong tín ngưỡng của người Chăm có nét tương đồng với văn hóa của người Việt và cũng nằm trong mẫu số chung của văn hóa khu vực Đông Nam Á. Đó là tín ngưỡng thờ Mẹ hay còn gọi là thờ Mẫu.

Tháp Bà Poh Nagar cùng 21 ngôi tháp Chăm khác là một phần của Di sản văn hoá Chăm Pa một thời. Di sản của văn hóa Champa là vô cùng giá trị, mỗi công trình kiến trúc, điêu khắc Champa, ngoài chức năng thẩm mỹ công trình còn thể hiện sinh động ước vọng về cuộc sống tốt đẹp, hướng thiện, góp phần quan trọng làm nên sự đa dạng, phong phú và đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam. 

Giá vé tham quan tháp bà Poh Nagar: 30.000đ/khách/lượt

Giờ mở cửa: 8h00 – 18h00.

Lưu ý: Không đốt vàng mã trong khu di tích.

Ảnh của Đỗ Tuấn Ngọc

Bản đồ di tích Chăm tại Việt Nam:

Ngoài Tháp Bà (Nha Trang), ở Khánh Hòa còn có nhiều di tích văn hóa Chămpa như: bia Võ Cạnh có niên đại khoảng cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III, là tấm bia viết bằng chữ Phạn cổ vào bậc nhất ở nước ta và khu vực Đông Nam Á, Thành Hời, miếu ông Thạch, Am Chúa… Cùng với các di sản văn hóa hữu thể đó là những di sản văn hóa phi vật thể mang bản sắc riêng của người Khánh Hòa trong dòng chảy không ngừng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Bạn có biết? Một trong những sản vật khác bên cạnh trầm kỳ nam của vùng đất Khánh Hoà xưa do người Chăm quản lý và khai thác chính là yến sào. Sách Đông Tây Dương Khảo do Trương Nhiếp, người Trung Quốc viết năm 1617 đã ghi lại sự kiện người Chiêm Thành (Champa) nắm rất rõ thời vụ và đã tiến hành khai thác yến oa (yến sào) ở các đảo ngoài khơi biển Đông. Đồi mồi, san hô của Lâm Ấp cũng đã được ghi trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu, cống nộp từ thế kỷ VIII-IX.

Cuốn sách XỨ TRẦM HƯƠNG của Quách Tấn có một phần dành để viết về Tháp Bà và những đặc trưng khác của tỉnh Khánh Hòa. Bạn đọc có thể tìm mua tại các nhà sách hoặc mua online tại đây để làm tài liệu tham khảo về Khánh Hòa.

ĐẶT PHÒNG NGHỈ - VÉ MÁY BAY - VÉ CHƠI VINPEARL TOUR DU LỊCH

SẢN PHẨM ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU NHẤT

Mã 1. Chân yến thô

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Tổ đã làm sạch tạp chất bên ngoài còn lại ít lông phía trong. Cần phải làm sạch thêm trước khi sử dụng.

Mã 2. Chân yến rút lông

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.

Mã 3. Yến vụn tinh chế

Phần tổ yến bị vỡ khi khai thác hoặc do tự nhiên và sơ chế. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.

Mã 4. Yến rút lông nguyên tổ

Phần tổ yến còn nguyên vẹn đã được làm sạch sẽ có thể sử dụng ngay không cần làm sạch thêm.

Những bài viết liên Quan:

KHÁM PHÁ HÒN BÀ Ở CAM LÂM KHÁNH HOÀ

LÊN NÚI NGHE ĐÀN CHAPI CỦA NGƯỜI RẮC-LÂY Ở KHÁNH HOÀ

ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NHA TRANG

HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ XỨ XOÀI CAM LÂM

DU LỊCH NHA TRANG NÊN ĐI VINWONDER HAY KHÔNG?

ĐẶC SẢN NHA TRANG KHÁNH HOÀ: BÁNH XOÀI CAM LÂM

NGHỀ YẾN SÀO NHA TRANG KHÁNH HOÀ

5 SHOP RƯỢU UY TÍN TẠI NHA TRANG

TOUR THEO DẤU CHÂN BÁC SĨ YERSIN

ĐỊA ĐIỂM TẮM BÙN KHOÁNG Ở NHA TRANG

Advertisement