
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên “Nha Trang” được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là “Ya Trang” (có nghĩa là “sông Lau”, tên người Chăm xưa gọi sông Cái Nha Trang). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất: Nha Trang là địa danh của người Việt gọi vùng đất thuộc chủ quyền của mình từ năm 1653. Hơn 3 thế kỷ, trải qua nhiều biến động lịch sử, thành phố Nha Trang hiện nay là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa.
Từ một làng chài nhỏ ven biển, Nha Trang đã dần dần phát triển theo thời gian. Lịch sử vẫn ghi lại dấu mốc ngày 30-4-1924, vua Khải Định ra đạo dụ thành lập thị trấn Nha Trang. Đến 20 năm sau, vào ngày 15-3-1944, vua Bảo Đại lại có đạo dụ nâng tầm Nha Trang từ thị trấn lên thị xã gồm có 5 phường. Năm 1956, chính quyền ngụy Sài Gòn bãi bỏ quy chế thị xã, chuyển Nha Trang thành 2 xã Nha Trang Đông và Nha Trang Tây. Đến năm 1970, với sắc lệnh ngày 22-10-1970, chính quyền ngụy Sài Gòn đưa Nha Trang lên thị xã và chia thành 2 khu phố; năm 1972 lại đổi thành 2 quận.
Trung tâm Nha Trang nằm giữa hai con sông. Nha Trang có 19 hòn đảo, với trên 2.500 hộ và khoảng 15.000 người sống trên các đảo. Đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 36km2 nằm che chắn ngoài khơi khiến cho vịnh Nha Trang trở nên kín gió và êm sóng.
Đặc sản nổi tiếng của Nha Trang (và cũng là của Khánh Hoà) là yến sào. Tất cả các đảo có chim Yến đến đều nằm trong địa phận Nha Trang.
Các danh lam thắng cảnh ở Nha Trang có Tháp Bà Ponagar, Hòn Chồng, Hòn Đỏ, Đảo Yến, Hòn Nội, Hòn Ngoại, Hòn Miếu, Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Lao, Hòn Thị, Sông Lô, bãi Tiên, đảo Ngọc Thảo, đồi La-San, biệt thự Bảo Đại, chùa Long Sơn, tượng Kim Thân Phật Tổ, hồ cá Trí Nguyên, Thuỷ cung, chùa Đá Hang, đảo Khỉ Cù lao…
Vịnh Nha Trang là một trong số 29 vịnh trên thế giới được câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7/2003. Cùng với vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang là vịnh thứ hai của Việt Nam được xếp vào hàng danh dự này.
Tấm ảnh bãi biển Nha Trang do bác sĩ A.Yersin chụp năm 1894 với bãi biển hoang vắng, nhà cửa thưa thớt, cùng với vài chiếc thuyền neo bến. Tiếp đến là quang cảnh xóm Cồn năm 1902, với những mái nhà lúp xúp nằm 2 bên con đường, phía bên kia cửa biển Cù Huân là đồi La San. Những năm sau đó, người Pháp bắt đầu để lại dấu ấn với những công trình kiên cố, như: Bưu điện Nha Trang (ảnh chụp năm 1920), Bệnh viện Nha Trang (1920), Ga Nha Trang (1932), Khách sạn Beau Rivage (1942)… Trong sách xứ Trầm Hương của Quách Tấn, Nha Trang xưa là vùng đất rất hoang sơ: “Phố xá và gia cư người Việt, người Tàu chen chúc từ ga xe lửa đến chợ Đầm. Còn người Pháp ở dọc theo bờ biển, từ Tòa sứ (UBND tỉnh ngày nay) đến Đại Khách sạn (nhà khách T78 hiện nay). Vùng Mả Vòng chưa có nhà cửa… vùng Phước Hải cũng hoang vắng. Nhà cửa thưa thớt. Một phần lớn diện tích là rừng mai”.
Trước năm 1975, Nha Trang là một thị xã hoàn toàn sống nhờ vào viện trợ của Mỹ với khoảng 35% dân số tập trung cho các hoạt động dịch vụ, thương mại. Sau ngày đất nước thống nhất, cuối tháng 3-1977, Chính phủ có quyết định nâng thị xã Nha Trang lên thành thành phố Nha Trang, khi đó Nha Trang là tỉnh lỵ của tỉnh Phú Khánh với dân số khoảng 20 vạn người.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tuy Nha Trang có thay đổi nhưng cũng không nhiều. Thị xã được mở rộng hơn, nhưng trung tâm vẫn là khu vực quanh chợ Đầm, nhà cao tầng hầu như không có. Khu Xóm Mới – Phước Hải sau lưng nhà thờ Núi vẫn là bãi hoang, lúp xúp nhà tạm bợ của dân nghèo; đường nối Diên Khánh với Nha Trang chỉ vừa cho một chiếc xe ngựa, hai bên đường nhà cửa lác đác giữa ruộng lúa… Trong trí nhớ của nhiều người già, Nha Trang là thị xã ven biển không phát triển lắm về thương mại mà chỉ mạnh về du lịch. Nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Văn Ban cho biết: “Cho đến những năm 1960, đường Trần Phú (lúc ấy là đường Duy Tân) chưa phải là trung tâm du lịch như bây giờ. Khách về nghỉ mát chủ yếu ở tại khu vực đường Thống Nhất, Hoàng Văn Thụ…”.

Sau ngày giải phóng 30-4-1975, hai tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa được hợp nhất thành tỉnh Phú Khánh và lấy Nha Trang làm tỉnh lỵ. Đến ngày 30-3-1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 391, nâng cấp thị xã Nha Trang lên thành thành phố Nha Trang trực thuộc tỉnh Phú Khánh. Năm 1989, tỉnh Phú Khánh lại được tách ra thành 2 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa; thành phố Nha Trang lại trở về là tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa.


Năm 1977, thị xã Nha Trang được nâng lên thành phố với dân số 21 vạn người. Cùng với công cuộc đổi mới, Nha Trang – Khánh Hòa đã có sự phát triển vượt bậc. Ngày nay, Nha Trang đã vươn mình trở thành một đô thị du lịch nổi tiếng với hàng trăm khách sạn, khu nghỉ dưỡng đẳng cấp 4 – 5 sao, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch/năm. Trong sự đổi thay ấy, không thể không nhắc đến dấu ấn của những doanh nhân người Việt từ Đông Âu trở về đầu tư du lịch. Chuyện bắt đầu từ năm 2001, khi Tập đoàn Vingroup (tiền thân là Technocom) chuyển hướng đầu tư về Việt Nam trên lĩnh vực du lịch – nghỉ dưỡng. Đặt chân đến đảo Hòn Tre (Nha Trang), tỷ phú Phạm Nhật Vượng và kiến trúc sư Claude Cuvelier có cùng ý tưởng biến nơi này thành điểm du lịch hấp dẫn cho Nha Trang. Sau 18 tháng xây dựng, năm 2003, Vinpearl khai trương khu nghỉ dưỡng 5 sao với 500 phòng lưu trú, nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút nhất của thành phố biển. Với chiến lược đầu tư bài bản, đón đầu các xu hướng nghỉ dưỡng cao cấp trên thế giới, trong vòng chưa tới 10 năm, Vinpearl đã hình thành tổ hợp đầu tiên tại vùng du lịch biển đẹp bậc nhất Việt Nam. Thành công tại Nha Trang là nền móng để Vingroup mở rộng quy mô Vinpearl ra nhiều vùng miền trên cả nước, trở thành thương hiệu du lịch hàng đầu Việt Nam.

Xem thêm: THÁP TRẦM HƯƠNG – BIỂU TƯỢNG CỦA NHA TRANG








Xem thêm:
5 SHOP RƯỢU UY TÍN TẠI NHA TRANG
THÁP TRẦM HƯƠNG – BIỂU TƯỢNG CỦA NHA TRANG
TOUR THEO DẤU CHÂN BÁC SĨ YERSIN
ĐỊA ĐIỂM TẮM BÙN KHOÁNG Ở NHA TRANG
6 TRÒ CHƠI BẠN NÊN THỬ KHI ĐẾN NHA TRANG

SẢN PHẨM ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU NHẤT

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Tổ đã làm sạch tạp chất bên ngoài còn lại ít lông phía trong. Cần phải làm sạch thêm trước khi sử dụng.

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.