HƯỚNG PHÁT TRIỂN XOÀI CAM LÂM


ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ XOÀI CAM LÂM – KINH NGHIỆM CỦA XOÀI ĐỒNG THÁP

Đồng Tháp là địa phương có diện tích trồng xoài lớn nhất các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích 9.300ha, sản lượng hàng năm đạt 90.000 tấn. Giống xoài chủ lực của tỉnh là xoài cát Chu (chiếm 70% diện tích), cát Hòa Lộc (chiếm 20% diện tích).

Trước đây, hầu như nhà vườn chỉ quan tâm đến vấn đề sản lượng mà chưa quan tâm đến nhu cầu thị trường, dẫn đến thực trạng dội chợ do sản lượng tập trung cùng lúc quá nhiều. Chất lượng xoài cũng không đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu khi bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật gây khó khăn cho doanh nghiệp thu mua, chế biến trong nước.

Nhận thấy sản xuất xoài theo kiểu cũ đã không còn phù hợp cộng với sự hỗ trợ của các ngành hữu quan, nhiều nhà vườn mạnh dạn thay đổi tư duy sản xuất, áp dụng các quy trình canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP với diện tích được áp dụng hơn 100ha. Nhiều nhà vườn nhận định, không chỉ riêng thị trường xuất khẩu mới đòi hỏi về sản phẩm an toàn mà người tiêu dùng trong nước cũng không ngoại lệ. Nông dân trồng xoài muốn tồn tại thì phải sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.

cat hoa loc
Xoài Cát Hoà Lộc mệnh danh là vua của các loại xoài

Cao Lãnh Đồng Tháp là một trong những địa phương đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hoa quả mà cụ thể là trái xoài tươi sang nhiều nước trên thế giới trong đó có Nhật Bản; Hàn Quốc và Úc. Họ có kinh nghiệm trong phát triển nghề xoài rất để xoài Cam Lâm một trong những nông sản chủ lực của tỉnh Khánh Hòa học hỏi để có những hướng đi trong tương lai.


anh-4-mau-sac-la-mat-1432608894741
Xoài Úc Cam Lâm, Khánh Hoà
khanhhoadantemchungnhanthuonghieuxoaicamlam
Logo 3 loại xoài dưới thương hiệu Xoài Cam Lâm

Như trong bài:Thương hiệu xoài Cam Lâm từ kinh nghiệm của xoài cát chu Đồng Tháp cũng từng đề cập đến những điểm tương đồng trong quá trình phát triển thương hiệu “xoài Cam Lâm” hiện nay với “xoài Cao Lãnh” trước đây. Tại Đồng Tháp, thương hiệu xoài cao lãnh gồm xoài cát chu và xoài cát hòa lộc. (Xoài Cam Lâm gồm 3 loại là xoài Úc; xoài canh nông và xoài cát Hòa Lộc) trong đó xoài Hòa Lộc được định hướng tiêu thụ nội địa vì mặc dù là xoài đặc sản nhưng vỏ mỏng, chín sớm và giá cao (do khó chăm sóc và sản lượng thấp) nên khó vận chuyển đi xa cũng như cạnh tranh với các nguồn xoài từ các nước khác. Ngược lại, xoài cát chu rẻ hơn vỏ dày hơn nên có thể cạnh tranh giá cũng như làm nguyên liệu đầu vào (xoài loại 2) để chế biến xoài sấy … Tương tự đối với thương hiệu xoài Cam Lâm, xoài Úc vỏ dày dễ bảo quản và vận chuyển đi xa. Xoài canh nông thì giá rẻ có thể vừa bán lẻ vừa dùng làm nguyên liệu đầu vào sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng thêm như giấm xoài uống; bánh tráng xoài hoặc xoài sấy… Bên cạnh đó, xoài cát Hoà Lộc ở Khánh Hoà chất lượng tốt nhưng khó chăm sóc, tỷ lệ đậu trái thấp dẫn đến sản lượng thấp khiến giá thành cao.

Xoài úc Cam Lâm
Xoài Úc Cam Lâm Khánh Hòa
18423910_1036406553159717_5151216364689394273_n
18341946_1036406576493048_6494990674760422328_n
18402966_1036406609826378_6877599347195388244_n

Trở ngại trong xuất khẩu xoài nói riêng và các loại nông sản nói chung:
Một trong những điểm yếu dễ nhận diện là chi phí vận chuyển xoài khá cao. Phí vận chuyển đường hàng không từ TP.Hồ Chí Minh sang Nga hoặc Châu Âu là 3 USD/kg, xuất sang Hà Quốc, Nhật là 2 -2.5 USD/kg. Trong khi đó, để sản phẩm được xuất sang các thị trường khó tính thì đòi hỏi phải xử lý hơi nước hoặc chiếu xạ. Đối với việc xử lý hơi nước tốn khoảng 1USD/kg, chi phí chiếu xạ còn cao hơn đã đẩy chi phí sản xuất lên cao. Chi phí vận chuyển đường biển rẻ hơn nhưng thời gian vận chuyển quá lâu khiến trái xoài không được tươi, hao hụt lớn và chất lượng giảm đáng kể. Cụ thể, thời gian xoài xuất sang Nhật phải mất khoảng 20 ngày và đến thị trường Nga khoảng 45 ngày, trong khi đó xoài cát Chu chỉ có thể duy trì 8 -15 ngày, cát Hòa Lộc 6- 12 ngày.

Xem thêm những bài viết liên quan khác:

XOÀI ÚC SẤY DẺO – ĐẶC SẢN CAM LÂM

XOÀI ĐÀI LOAN Ở CAM LÂM KHÁNH HÒA

HÀNH TRÌNH VỀ XỨ XOÀI CAM LÂM

CÂY XOÀI VÀ NGHỀ TRỒNG XOÀI Ở CAM LÂM – KHÁNH HÒA

CÂY XOÀI VÀ NGHỀ TRỒNG XOÀI Ở CAM LÂM – KHÁNH HOÀ (tiếp theo)