Nguyên nhân của bệnh cúm
là do virus cúm. Thời tiết giao mùa xuân với đặc điểm độ ẩm cao, nhiệt độ thuận lợi cho các loại virus, đặc biệt là virus cúm phát triển. Đây cũng là giai đoạn bệnh cúm “vào mùa”.
Bệnh lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 3 triệu đến 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 đến 500 nghìn người tử vong. Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây nên. Các trường hợp mắc bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa đông và mùa xuân.
Các triệu chứng điển hình của bệnh cúm bao gồm:
- Sốt trên 38 độ C
- Đau cơ bắp
- Gairét
- Đau đầu
- Ho khan
- Mệt mỏi
- Nghẹt mũi
- Viêm họng
Đối tượng dễ bị tổn thương bởi dịch cúm mùa:
Dịch cúm mùa hàng năm có ảnh hưởng đến tất cả các lứa tuổi.
Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch …, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm phổi, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong. Sau khoảng 7 ngày điều trị, nếu các triệu chứng bệnh cúm A ở trẻ nhỏ không thuyên giảm và kèm theo các triệu chứng như: sốt cao, dịch mũi đặc vàng, ra nhiều rỉ mắt,… phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, theo dõi và điều trị kịp thời.
Với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ như của người lớn. Mỗi đứa trẻ sẽ nhận được các kháng thể của mẹ từ khi còn trong bào thai, sau đó là qua nguồn sữa mẹ nhờ cơ chế “miễn dịch thụ động”. Tuy nhiên, các kháng thể này sẽ suy giảm nhanh chóng theo thời gian. Điều đó khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus và những nguyên nhân gây bệnh khác từ môi trường xung quanh, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa.
Người có hệ thống miễn dịch suy yếu. Phương pháp điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, corticosteroid và HIV/AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh, khi cơ chế bảo vệ cơ thể bị yếu thì dễ dàng mắc bệnh cúm hơn và làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng của cúm.
Người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cúm.
Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng phát triển các biến chứng cúm, đặc biệt là trong 6 tháng sau của thai kỳ. Vì vậy nên tiêm phòng vắc xin cúm trước khi có thai 1 tháng hoặc định kỳ hàng năm.
Cách phòng bệnh cúm mùa
Tiêm vaccine
Cách phòng bệnh cúm A tốt nhất hiện nay chính là tiêm ngừa hằng năm vì virus cúm luôn biến đổi. Mọi đối tượng từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên chủng ngừa cúm. Vaccine cúm vừa làm giảm nguy cơ mắc bệnh vừa giúp bạn ít có khả năng gặp phải biến chứng nếu bị cúm. Tại Việt Nam đã tự nghiên cứu được vắc xin cúm mùa, mọi người có thể đến trung tâm tiêm vắc xin dịch vụ để tiêm vắc xin cúm mùa.
Tại Khánh Hòa, mọi người có thể đến Trung tâm Pasteur tại thành phố Nha Trang để tiêm vắc xin cúm mùa.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa thể tiêm vaccine thì cách bảo vệ tốt nhất là đảm bảo mọi người chăm sóc, xung quanh bé đều được tiêm phòng. Đồng thời nên tiêm vào tháng 10 để có thể có được sự bảo vệ tốt nhất cho dịch cúm thường xảy ra vào dịp cuối năm.
Tránh đưa tay trực tiếp lên mặt.Rửa tay thường xuyên. Thường xuyên vệ sinh, khử trùng các bề mặt thường xuyên đụng chạm. Vi rút cúm mùa có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài từ 2 – 8giờ (tay nắm cửa..), nhưng có thể bị tiêu diệt bởi xà phòng, thuốc rửa iod hoặc cồn..
Ăn uống điều độ, tập thể dục và nghỉ ngơi đầy đủ. Có thể cân nhắc và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin tổng hợp (đặc biệt là vitamin C) để hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Giữ ấm cơ thể thôi chưa đủ, bổ sung nguồn dinh dưỡng từ sữa hợp lý mới là chìa khóa để mẹ giúp bé trải qua những ngày giao mùa khỏe mạnh.
Các bạn có thể sử dụng thêm yến sào là một sản phẩm rất phù hợp để tăng sức đề kháng, tốt cho hồi phục sau ốm. Xem thêm: 7 LỢI ÍCH CỦA YẾN SÀO
Xem bảng giá tổ Yến Sào Khánh Hoà do Chạm Khánh Hoà cung cấp tại đây:
SẢN PHẨM ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU NHẤT

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Tổ đã làm sạch tạp chất bên ngoài còn lại ít lông phía trong. Cần phải làm sạch thêm trước khi sử dụng.

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.

