NGÀNH YẾN SÀO VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC


Yến sào chủ yếu được sản xuất tại các nước Đông Nam Á gồm Indonexia, Thái Lan, Việt Nam, Singapore, Malaysia và đảo Hải Nam (Trung Quốc). Trong đó, Indonexia và Malaysia là hai nước cung cấp lượng yến sào lớn nhất thế giới, chiếm lần lượt 70% và 20%. Thái Lan xếp thứ 3 về sản lượng với 7% sản lượng yến sào thế giới. Còn lại thuộc về Việt Nam Campuchia, Philipines…

2aos0Z7F

Theo Hiệp hội Yến sào Việt Nam, nghề khai thác tổ yến đã xuất hiện lâu đời ở Việt Nam. Xem thêm về lịch sử nghề yến sào Nha Trang Khánh Hòa tại đây. Chim yến có 84 loài. Ở Việt Nam có hai loài yến hông xám thường gặp là yến núi và yến hàng. Tổ yến núi được làm bằng nước bọt và lông chim, không ăn được.Tổ yến hàng được làm hoàn toàn bằng nước bọt, ăn được.

Khởi đầu chỉ là việc thu hoạch tổ yến trên các vách đá cheo leo nguy hiểm ở các hoang đảo; thời gian sau này, khi phát hiện có chim yến làm tổ ở những ngôi nhà cổ, đã hình thành nghề nuôi yến trong nhà và đang phát triển ở nhiều tỉnh, thành, chủ yếu phía Nam và bắt đầu lan ra cả phía Bắc.

Xem thêm: LỊCH SỬ NGHỀ YẾN SÀO NHA TRANG KHÁNH HÒA

Tổ yến không chỉ là thực phẩm cao cấp mà còn được sử dụng ngày càng nhiều trong sản xuất dược phẩm và mỹ phẩm. Kim ngạch thương mại sản phẩm yến toàn cầu khoảng 6 tỉ USD/năm. Trong đó thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore (những nơi khác có tập trung người gốc Trung Quốc).

edible-nest-swiftlet


Nếu Indo bắt đầuvới nghề yến từ những năm 1900 thì Việt Nam bắt đầu tham gia nhiều vào thị trường này khoảng hơn 10 năm trở lại đây từ 2008. Chất lượng yến sào của Việt Nam được đánh giá cao, tuy vậy sản lượng yến sào của Việt Nam đạt tương đối thấp, chỉ 10 tấn/năm, so với mức 100 tấn của Indonexia và 60 đến 70 tấn của Malaysia và Thái Lan.

Hồng Kông và Singapore là những thị trường nổi tiếng tiêu thụ Yến Sào nhưng Trung Quốc mới chính là thị trường yến lớn nhất thế giới. Và các doanh nghiệp Malaysia và Indo đang là những người chi phối cuộc chơi tại đây. Nguyên nhân chính đến từ scandal yến huyết giả nhập vào Trung Quốc từ 2011 khiến Trung Quốc kiểm duyệt gắt gao hơn điều kiện chất lượng yến nhập vào nước mình. Malaysia đang là quốc gia đạt điều kiện nhập tổ yến theo đường chính ngạch vào Trung Quốc. (Xem thêm về Yến sào các nước tại đây)

80% yến sào nhập vào Trung Quốc đến từ Indonesia. Kể từ khi nhà Thanh lên nắm quyền ở Trung Quốc, hầu hết người dân Trung Quốc ăn tổ yến để duy trì sức khoẻ. Hiện nay “vàng trắng” được liệt kê như là một trong những món ăn phổ biến nhất trong số các nhà hàng Trung Quốc. Ngoài y học và món ăn, tổ yến cũng được sử dụng làm nguyên liệu cho mỹ phẩm và các loại sản phẩm chăm sóc da khác. Tại Bắc Kinh, một gram tổ yến có giá 180 nhân dân tệ (60 nghìn rupiah). Hầu hết người dân Trung Quốc đều thích tổ yến nhập khẩu từ Indonesia, vì chất lượng sàn phẩm tốt.

Xem thêm: NÊN DÙNG YẾN SÀO NHƯ THẾ NÀO?

Hiện nhiều vùng nuôi yến ở Indonesia, Malaysia bị chững lại, vì nguồn sản sinh côn trùng tự nhiên làm mồi ăn cho đàn yến đã suy kiệt. Xu hướng này không ngoại trừ Việt Nam chúng ta. Bằng chứng cho thấy sản lượng yến đảo khai thác của ông ty Yến Sào Khánh Hòa trên Báo cáo tài chính từ 2015 đến 2017 chứng kiến sụt giảm. Lý giải điều này các chuyên gia nhận định xu hướng này sẽ tiếp tục 10 năm tới với nguyên nhân là các vùng ven biển từ Thanh Hóa tới Bình Thuận đã và đang hình thành ngày càng nhiều các khu du lịch nghỉ dưỡng, khách sạn và cả các khu công nghiệp. Vì vậy, những vùng ven biển trước đây là môi trường tự nhiên sản sinh côn trùng làm thức ăn cho đàn yến bị thu hẹp và phải lùi vào sâu đất liền, nên có khoảng 50% – 60% chim yến non (tơ) từ đảo khi đi tìm mồi sẽ không trở về đảo, mà vào những nhà yến trong đất liền để tìm nơi trú.

54411846_2595661380475377_1100870353564991488_n
Tổ yến nhà Nha Trang. Liên Hệ: 0944 544 345

Xem thêm: Phân loại yến sào

Chính vì vậy mà xu hướng tương lai cần phát triển yến nhà rộng rãi hơn bù đắp lại sự thiếu hụt của yến đào do những nguyên nhân vừa kể trên. Hiện nay đàn yến Việt Nam trên 7,5 triệu con, sản lượng tổ yến khai thác năm 2017 hơn 70 tấn, dự kiến năm 2018 có thể đạt 85-90 tấn. Theo báo cáo của Cục chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, hiện cả nước có 42/63 tỉnh có nhà nuôi chim yến. Năm 2017 với tổng số trên 8.300 nhà yến, đến 8/2019 có trên 11.750 nhà yến, tăng 1,42 lần.

chuyen_de08
Nhà nuôi yến

Xem thêm: NGÀNH YẾN SÀO VIỆT NAM LÊN BÁO MỸ

“Đầu tư xây dựng một ngôi nhà yến xấp xỉ 1 tỉ đồng và 2 – 3 năm sau được xem là thành công khi đã có ít nhất 300 con chim yến bay về làm tổ. Mỗi đôi chim thường làm tổ mỗi năm ba lần (3 tổ). Đàn chim yến phát triển theo cấp số nhân, nhưng cứ 10 tổ, mới được thu hái 1 – 2 tổ, nếu khai thác nhiều hơn, chim sẽ bỏ đi nơi khác. Bình quân 1kg yến sào khoảng 70 – 100 tổ, giá bán sỉ từ 36 – 38 triệu đồng. Trong thực tế, tỉ lệ rủi ro là 50%, vì vậy nhiều người đã tiêu tốn không ít tiền của, công sức với hy vọng có thể giàu nhanh nhờ nuôi chim yến, nhưng không phải ai cũng thành công”.

2aos0Z7F
Chim yến đảo đang đẻ trứng

Xem thêm: TỔ YẾN CHƯNG SẴN NHA TRANG

Theo Hiệp hội Yến sào Việt Nam (VSFA), hiện cả nước có 41 tỉnh, thành có nhà nuôi yến. Tốc độ xây dựng nhà yến hiện nay được tính tăng mỗi tháng, thay vì theo năm như trước. Những nơi có tốc độ xây dựng tăng nhanh như TP. Rạch Giá và thị xã Hà Tiên (Kiên Giang), TP. Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận), hay Phú Yên, Bình Thuận, tăng 10% – 12%/tháng. Trong đó, tỉnh Kiên Giang có hơn 1.000 nhà yến, Phú Yên hơn 800 nhà yến, An Giang hơn 650 nhà yến, Quảng Nam và TP. Đà Nẵng 410 nhà yến, Bình Thuận trên 750 nhà yến. Dù chưa có con số chính thức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng các chuyên gia trong ngành ước tính Việt Nam hiện có không dưới 11.000 nhà yến. Vốn xã hội đã đầu tư vào ngành nghề này gần 18.000 tỉ đồng. Từ năm 2015 trở lại đây tỷ lệ nhà yến cải sửa, cơi nới trong khu dân cư giảm nhiều, nhà yến xây bê tông cốt thép chiếm khoảng 80%, diện tích sàn nuôi lớn từ 200m2 – 500m2/nhà. Tổng diện tích sàn nuôi ước tính 2.350.000m2. Do người nuôi ngày càng nắm vững kỹ thuật nên tỷ lệ thành công cũng tăng theo. Nhà yến xây dựng từ năm 2015 trở lại đây đạt thành công 70 – 80%, so với con số 20 – 40% của nhà yến xây trước năm 2015.

Bài học yến nhà ở Malaysia: Hiện Malaysia có 120.000 nhà yến, có 80% trong số đó chỉ thu được dưới 2kg tổ yến mỗi năm. Nước này có hơn 30 hiệp hội yến sào, nhưng chỉ có 2.000/120.000 nhà yến đăng ký tham gia cung câp tổ yến xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Thị trường nội địa Malaysia không tiêu thụ hết lượng yến dẫn đến giá yến sụt giảm mạnh, gây ảnh hưởng tới quyền lợi của chủ nhà yến và các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh yến. Để giúp các nhà yến giải quyết đầu ra cho sản phẩm, giúp doanh nghiệp tìm được nguồn yến nguyên liệu chất lượng cao, cần có sự liên kết, tham gia vào chuỗi cung yến để đáp ứng nhiêu yêu cầu, hàng rào kỹ thuật phù hợp với nhu cầu thị trường.

Xem thêm: PHÂN BIỆT YẾN ĐẢO VÀ YẾN NHÀ

Phân biệt yến đảo và yến nhà như thế nào?

Không phải yến nào nuôi trong nhà cũng được.

53552226_2069411320024375_3703271607502897152_n
Bản đồ phân phổ nhà yến. (Cre: Internet)

“Phân loài chim yến làm tổ trong nhà (tên khoa học Aerodramus Fuciphagus Amechanus), được phân biệt với chim yến hàng làm tổ ngoài đảo (tên khoa học Aerodramus Fuciphagus Germani) bởi các đặc điểm: Màu lông, kích thước, sải đuôi, sải cánh… Yến Amechanus có sải cánh trung bình 114mm, đuôi 49mm, mỏ 3,7mm, kích thước giò 10,3mm, trọng lượng khoảng 12,6gam. Trong khi đó yến Hàng có trọng lượng khoảng 13,9-14,5gam. Chim yến Amechanus có màu lông tối hơn; phao câu màu tối sáng; còn yến Hàng có màu lông trắng nhạt.

Về đặc trưng sinh dục, tuyến nước bọt, thay lông của 2 loài cũng rất khác biệt – chim yến nhà thay lông, sinh sản và làm tổ quanh năm, còn chim yến đảo sinh sản, thay lông mỗi năm 2 mùa vào tháng 4 và tháng 10. Vùng phân bố của 2 phân loài chim yến này cũng hoàn toàn khác nhau, hiện chưa có tài liệu nào ghi nhận hiện tượng chim yến ngoài đảo bay vào đất liền làm tổ ở trong nhà hoặc ngược lại”.

Căn cứ hình dáng, kích cỡ, màu sắc, trọng lượng… người tiêu dùng có thể phân biệt tổ yến đảo và tổ yến nhà: Tổ yến đảo màu trắng ngà, kích thước ngắn, nhưng dày, sâu và nặng hơn; tổ yến nhà màu trắng đục, có lẫn tạp chất với lông chim, kích thước dài hơn nhưng mỏng, cạn và nhẹ hơn.

tim-hieu-ve-loai-chim-yen

Xem thêm: YẾN SÀO NHA TRANG KHÁNH HOÀ

Xu hướng chính sắp tới của ngành yến Việt Nam chính có một số nét chính như sau:
1. Thành lập quy chuẩn yến sào của Việt Nam và phổ thông quy chuẩn thông qua hiệp hội yến sào để từng bước nâng cao chất lượng đồng thời là khả năng xuất khẩu cho yến sào Việt Nam. Hiện tại yến sào Việt Nam còn phát triển tự phát, không thông báo cơ quan chức năng nên cũng không kiểm soát cũng như định hướng phát triển một cách bài bản. Đối với những nhà yến gần khu đô thị lớn, khu công nghiệp, tổ yến có thể bị nhiễm kim loại nặng, nhưng khi làm sạch, chế biến để sử dụng lại chưa có biện pháp giúp giảm tình trạng này. Xem thêm lý do tổ yến Khánh Hòa mệnh danh là tổ yến vua nhờ chất lượng cao nhất tại đây
2. Thị trường cần quan tâm sắp tới và sẽ phải cạnh tranh gay gắt của yến sào Việt Nam chính là Trung Quốc – Nơi đang có sự hiện diện của những doanh nghiệp xuất khẩu yến sào lớn nhất từ Malaysia và Indo. Nhưng trước tiên Việt Nam phải làm việc được với Trung Quốc để cho phép nhập khẩu chính ngạch tổ yến từ VN. Hiện tại, yến sào Việt Nam được nhập vào Trung Quốc thông qua đường tiểu ngạch, hàng xách tay là chính.
3. Phát triển chiều sâu nghề yến nhằm tăng giá trị cho tổ yến thay vì xuất yến sào thô hoặc sơ chế thì cần chế biến thành nhiều sản phẩm khác như mỹ phẩm/ dược phẩm từ yến sào. Gần đây Công ty NGK Sanest Khánh Hòa đã nghiên cứu thành công công trình khoa học này. Cập nhật Ngày 24-12-2020, Công ty Cổ phần Nước giải khát Sanest Khánh Hòa tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm mỹ phẩm từ dịch chiết yến sào Khánh Hòa”. Qua đó, hoàn thiện để nghiệm thu ở cấp cao hơn và chuẩn bị đưa ra thị trường các mỹ phẩm có nguồn gốc từ yến sào Khánh Hòa, phục vụ chăm sóc sắc đẹp.

Xem bảng giá Yến Sào Nha Trang do Chạm Khánh Hoà cung cấp tại đây:

NhaNest - Cung cấp yến sào Khánh Hoà

Liên hệ mua yến sào (tổ yến) hoặc yến hủ chưng sẵn Nha Trang Khánh Hoà: 0944 544 345 (Zalo)

Mã 1. Chân yến thô

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Tổ đã làm sạch tạp chất bên ngoài còn lại ít lông phía trong. Cần phải làm sạch thêm trước khi sử dụng.

Mã 2. Chân yến rút lông

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.

Mã 3. Yến vụn tinh chế

Phần tổ yến bị vỡ khi khai thác hoặc do tự nhiên và sơ chế. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.

Mã 4. Yến rút lông nguyên tổ

Phần tổ yến còn nguyên vẹn đã được làm sạch sẽ có thể sử dụng ngay không cần làm sạch thêm.

Chạm Khánh Hoà

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN TỪ CHẠM

Xem thêm những bài viết khác liên quan: