HỎI & ĐÁP VỀ ĐÔ THỊ CAM LÂM


  1. Hỏi: Mục tiêu lập nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045?
  2. Hỏi: Sự khác nhau giữa Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm và việc triển khai dự án?
  3. Hỏi: Quan điểm lập nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045?
  4. Hỏi: Cơ sở pháp lý để lập nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045?
  5. Hỏi: Sự cần thiết phải lập nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045?
  6. Hỏi: Giải pháp giữ lại vườn xoài – bản sắc của người dân Cam Lâm khi triển khai Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm?
  7. HỎI: Giải pháp bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa, tín ngưỡng khi triển khai Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm?
Một góc huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hoà

Huyện Cam Lâm có diện tích tự nhiên 54.659ha, dân số 102,8 nghìn người, bằng 10,6% diện tích và 8,9% dân số toàn tỉnh Khánh Hoà

Khu vực nghiên cứu lập Đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Cam Lâm với tổng diện tích tự nhiên 54.719ha, gồm 14 đơn vị hành chính. Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 320.000 người; đến năm 2045 khoảng 770.000 người.

Theo tờ trình của UBND tỉnh, đô thị mới Cam Lâm được chia làm 3 khu vực với những đặc trưng phát triển riêng biệt. Khu vực 1 là khu vực đồng bằng trung tâm và 2 bên đầm Thủy Triều, gồm thị trấn Cam Đức và các xã như: Cam Hải Tây, Cam Hải Đông, Cam Thành Bắc… Nơi đây sẽ hình thành và phát triển các dịch vụ thương mại – du lịch, đô thị cao cấp. Phần phía bắc khu vực này sẽ phát triển công viên chuyên đề, khu dân cư cao cấp, khu ở chuyên gia, khu du lịch sinh thái. Khu vực 2 là khu vực phía bắc, gồm các xã Cam Tân, Cam Hòa và phần phía đông của các xã Suối Tân, Suối Cát. Bên cạnh Khu Công nghiệp Suối Dầu, Cụm Công nghiệp Trảng É, khu vực này được định hướng phát triển đô thị dịch vụ công nghiệp, trung tâm công nghiệp, logistics, dịch vụ du lịch. Khu vực 3 là khu vực phía tây, gồm các xã Sơn Tân, Cam Phước Tây và phía tây một số xã khác. Đây là khu vực đồi núi, với thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi và dịch vụ du lịch sinh thái, thể thao leo núi.

Hỏi: Mục tiêu lập nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045?

Trả lời:

Hình thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái đẳng cấp quốc tế, trở thành đô thị hạt nhân vùng, cùng với thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh,

Khu kinh tế Vân Phong tạo thành một tổng thể hài hòa giữa giá trị truyền thống nội tại và tương lai, góp phần định hình một đô thị tầm cỡ quốc tế và thu hút công dân toàn cầu, trong đó:

– Phát triển đô thị sân bay kết hợp trung tâm tài chính – trí tuệ và đổi mới sáng tạo toàn cầu để chuyển giao, áp dụng các xu hướng phát triển tương lai như trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng xanh… Xây dựng trung tâm khoa học công nghệ tầm quốc tế và định hướng phát triển các cơ sở giáo dục và y tế mang tầm quốc tế, quốc gia tại huyện Cam Lâm; kết nối đồng bộ về cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistics cùng với Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh.

– Phát triển đô thị thông minh – sinh thái – bền vững, kết họp với hệ sinh thái Đầm Thủy TriềuKhu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, vùng vịnh Nha Trang – một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới.

– Phát triển Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh thành khu du lịch quốc gia. Tạo dựng hệ sinh thái đa dạng các loại hình du lịch, thương mại cùng với các tiện ích đô thị, giá trị cảnh quan ven biển, các hoạt động du lịch thương mại, chiến lược marketing toàn cầu nhằm thu hút cư dân đa quốc gia đến định cư, làm việc, học tập và lưu trú du khách quốc tế.

Phát triển đô thị mới Cam Lâm với hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ; đô thị thông minh, sinh thái, bền vững góp phần quan trọng đưa Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc Trung ương trong giai đoạn đến năm 2030.

Phát triển đô thị mới Cam Lâm trở thành đô thị quan trọng về quổc phòng, an ninh; góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo quốc gia; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội cho quốc gia.

Làm cơ sở để triển khai lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư xây dựng trong quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm theo quy định và là công cụ pháp lý để tỉnh Khánh Hòa và chính quyền các cấp quản lý, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển theo quy hoạch được duyệt.

Hỏi: Sự khác nhau giữa Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm và việc triển khai dự án?

Trả lời:

Hai bước này là khác nhau. Hiện nay, nội dung công việc liên quan phát triển đô thị mới tại huyện Cam Lâm chỉ đang thực hiện công tác lập quy hoạch ở cấp độ quy hoạch chung (tỷ lệ 1/10.000) nhằm tạo công cụ, cơ sở quản lý và phát triển đô thị cho huyện Cam Lâm theo Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28-1-2022 của Bộ Chính trị về xây dựng phát trien tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồ án quy hoạch chung sau khi được Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở triển khai các đồ án quy hoạch ở cấp thấp hơn như: Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000), quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500), các quy hoạch này sẽ được lập, thẩm định, phê duyệt đúng trình tự thủ tục theo quy định; các khu vực, phạm vi sau khi xác định tại các quy hoạch phân khu được phê duyệt làm cơ sở để lựa chọn nhà đầu tư triển khai đầu tư dự án theo đúng quy định.

Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm là cơ sở quan trọng để UBND tỉnh, các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo triển khai và cụ thể hóa các định hướng quy hoạch trong quá trình phát triển, đầu tư, thu hút nguồn vốn xây dựng đô thị mới Cam Lâm; là công cụ pháp lý để chính quyền các cấp quản lý, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển theo quy hoạch được duyệt.

Hỏi: Quan điểm lập nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045?

Trả lời:

Cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Quốc hội về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh: Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28-1-2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 16 -6-2022 của Quổc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa; Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 21-3-2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quy hoạch đô thị mới Cam Lâm đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế – xã hội và an ninh – quốc phòng; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia và vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, quy hoạch tỉnh Khánh Hòa. Khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế cho phát triến với kinh tế biến là nền tảng; sân bay, cảng biển, thương mại du lịch, kinh tế số là ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển đột phá vùng ven biển; phát triển nhanh và bền vững vùng đồng bằng và miền núi.

Quy hoạch đô thị mới Cam Lâm phù họp với chiến lược phát triển quốc gia biển Việt Nam và chiến lược phát triển kinh tế biển nói riêng và gắn bó chặt chẽ trong phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Khánh Hòa.

Quy hoạch đô thị mới Cam Lâm được xác lập với đẳng cấp quốc tế tiếp cận, chọn lọc, áp dụng những chỉ tiêu về đô thị sân bay, sinh thái cũng như xu hướng phát triển đô thị mới trên thế giới.

Xoài là một trong những đặc sản của vùng đất Cam Lâm tỉnh Khánh Hoà

Hỏi: Cơ sở pháp lý để lập nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045?

Trả lời:

Quy hoạch chung được lập trên cơ sở theo Luật Quy hoạch đô thị, ngày 17-6-2009, kèm theo Luật số 35/2018/QH14 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, ngày 7-4-2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28-1-2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 55/2022/QH15, ngày 16-6-2022 của Quốc hội về thí điếm một sổ cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa; Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 21-3-2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Thông báo số 97/TB-VPCP, ngày 5-4-2022 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa; Văn bản số 263/TTg-CN, ngày 11-3-2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý chủ trương lập quy hoạch chung đô thị mới tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

Đồ án quy hoạch chung là cơ sở để UBND tỉnh Khánh Hòa, các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo triển khai và cụ thể hóa các định hướng quy hoạch trong quá trình phát triển, đầu tư, thu hút nguồn vốn xây dựng Đô thị mới Cam Lâm. Nghiên cứu thực tế và nhu cầu phát triển lâu dài để có thể kiến nghị bổ sung hoặc điều chỉnh nhừng nội dung không mang tính ràng buộc nguyên tắc. Đồng thời phát huy khả năng sáng tạo, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trên thế giới để có thể cung cấp một đồ án quy hoạch có chất lượng cao mang tầm nhìn lâu dài và có tính khả thi trong từng giai đoạn phát triến Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm.

Hỏi: Sự cần thiết phải lập nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045?

Bãi Dài – Cam Lâm – Khánh Hoà

Trả lời:

Huyện Cam Lâm có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành du lịch và dịch vụ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đây là lợi thế rất lớn để huyện Cam Lâm phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch; là đầu mối giao thương hàng hóa, thương mại, dịch vụ trong tỉnh cũng như trong nước và trên thế giới.

Trong những năm gần đây, nhiều cơ hội tác động mạnh tới quá trình phát triến kinh tế – xã hội của vùng Duyên hải miền Trung, trong đỏ có tỉnh Khánh Hòa và huyện Cam Lâm. Đặc biệt, bối cảnh phát triển tích cực trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có tác động tới huyện Cam Lâm như: Sân bay quốc tế Cam Ranh được đầu tư phát triển; thành phố Nha Trang là đô thị loại I; Khu du lịch Bán đảo Cam Ranh một phần lớn thuộc huyện Cam Lâm được tích cực đầu tư xây dựng và nhiều khu nghỉ dường đã đi vào hoạt động, đóng góp tích cực vào ngành du lịch của tỉnh cũng như của huyện; các tuyến cao tốc quốc gia và đường sắt quốc gia, tuyến đường cao tốc nối Buôn Ma Thuột – Khánh Hòa đang chuẩn bị đầu tư nối Nha Trang – Cam Lâm với các trung tâm du lịch trong vùng, như: Đà Lạt, Phan Thiết, Phú Yên, Quy Nhơn, thành phố Hồ Chí Minh… Bối cảnh phát triển năng động và tích cực này tạo ra cơ hội quan trọng, tạo động lực thúc đẩy cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Khánh Hòa nói chung và huyện Cam Lâm nói riêng.

Xét trong bối cảnh quốc tế và quốc gia như vậy, tỉnh Khánh Hòa có nhiều cơ hội thuận lợi để xây dựng một đô thị mang tầm quốc tế, đóng vai trò như một điểm sáng quan trọng, hội tụ đầy đủ những nhu cầu phát triển đô thị thông minh trong tương lai, đối phó với biến đổi khí hậu, áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất, trong khi cung cấp những tiện ích đô thị đẳng cấp quốc tế cho Khánh Hòa, vùng Duyên hải miền Trung hay rộng hơn là Việt Nam. Cam Lâm là một trong những khu vực có vị trí thuận lợi về giao thông, địa hình bàng phẳng, có vị trí hướng ra Biển Đông đối với hành lang kinh tế Bắc – Nam và Đông – Tây. Với các tiềm năng, lợi thế nêu trên thì việc thực hiện lập Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm sẽ góp phần tạo ra đột phá, phát huy được tiềm năng, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh để trở thành một trung tâm thương mại – tài chính, ngân hàng, du lịch quốc tế, với tầm nhìn: Thành phố thông minh sáng tạo hàng đầu thế giới, cửa ngõ kết nổi ra thế giới. Vùng đô thị sân bay Cam Lâm trở thành một khu vực đạt tầm thế giới, đóng vai trò là “Cửa ngõ quốc tế đến và đi Việt Nam với thế giới”, trên cơ sở hoạt động của sân bay quốc tế – khu du lịch tầm cỡ quốc tế.

Hỏi: Giải pháp giữ lại vườn xoài – bản sắc của người dân Cam Lâm khi triển khai Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm?

Trả lời: Hiện nay, nội dung công việc liên quan phát triển đô thị mới tại huyện Cam Lâm chỉ đang thực hiện công tác lập quy hoạch chung đô thị (tỷ lệ 1/10.000) để đề xuất định hướng các nội dung về tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong phạm vi dự kiến phát triển đô thị của huyện Cam Lâm theo thời hạn và tầm nhìn quy hoạch đến năm 2045. Theo phương án đề xuất này, phạm vi huyện Cam Lâm được định hướng quy hoạch sử dụng đất gồm khu vực nội thị (chiếm tỷ lệ khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện) và khu vực ngoại thị (chiếm tỷ lệ khoảng 70% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện); trong phạm vi khu vực ngoại thị có định hướng quy hoạch đất nông nghiệp với diện tích khá lớn để đáp ứng các nhu cầu về sản xuất – phát triển nông nghiệp mũi nhọn của địa phương. Do vậy, việc duy trì các vườn xoài – mang tính bản sắc và là thế mạnh về nông nghiệp của địa phương hoàn toàn có thể thực hiện trong các phạm vi định hướng phát triển nông nghiệp của đồ án quy chung nêu trên. Nội dung liên quan việc duy trì, phát triển loại hình nông nghiệp này cũng sẽ được quan tâm rà soát, nghiên cứu trong bước lập quy hoạch chung này (bằng các nội dung, đề mục phân tích, đánh giá bổ sung trong hồ sơ đồ án) đảm bảo phù hợp quy định liên quan của công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung đô thị; các vấn đề cụ thể liên quan sẽ tiếp tục được rà soát, làm rõ trong các bước triển khai tiếp theo (trong giai đoạn triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết,..) sau khi đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm đảm bảo loại cây này sẽ được bố trí trồng tại các khu vực có thổ nhưỡng phù hợp để phát triển.

Xem thêm: CÂY XOÀI VÀ NGHỀ TRỒNG XOÀI Ở CAM LÂM – KHÁNH HÒA

HỎI: Giải pháp bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa, tín ngưỡng khi triển khai Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm?

Trả lời:

UBND tỉnh đã giao UBND huyện Cam Lâm chủ trì, phối hợp với Ban Tôn giáo tỉnh (Sở Nội vụ) và các đơn vị liên quan thực hiện rà soát, thống kê số liệu chính xác, phân loại tất cả các trường hợp cơ sở tôn giáo có khả năng bị ảnh hưởng; nghiên cứu, đánh giá, đề xuất phương án xử lý, đảm bảo phù hợp với văn hóa, phong tục, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

Đình Thuỷ Triều – Cam Hải Đông – Cam Lâm – Khánh Hoà

Các công trình đình, chùa được xếp hạng sẽ được nghiên cứu giữ lại đến mức tối đa, nhằm tôn tạo chỉnh trang, phát huy tính lịch sử và văn hóa địa phương. Các công trình tôn giáo khác thì được giữ lại một phần, một phần sẽ được nghiên cứu mở rộng diện tích và có thể bố trí trong các khu vực phát triển dân cư mới để phục vụ tốt nhất nhu cầu hàng ngày của người dân; việc lưu giữ các công trình tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị lịch sử nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương, đồng thời phục vụ cho người dân đến sinh sống tại các khu vực phát triển đô thị và cũng là điểm đến du lịch cho du khách khi đến tham quan.

Trên địa bàn huyện Cam Lâm còn bảo tồn và lưu giữ nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật và di tích lịch sử với khoảng 28 di tích, trong đó có 02 di tích cấp quốc gia (Chùa Linh Sơn và Mộ Yersin tại xã Suối Cát), 04 di tích cấp tỉnh (Đình Cam Tân, Đình Thủy Triều, Đình Cửu Lợi và Đồn Cửu Lợi). Nhiều di tích lịch sử đang trong giai đoạn khảo sát thống kê sắp xếp và đề nghị công nhận. 

Xem thêm: CHÙA ĐÁ QUAN ÂM Ở CAM LÂM KHÁNH HÒA | ĐÌNH LÀNG THỦY TRIỀU CAM LÂM KHÁNH HÒA

Nguồn: khanhhoa.gov.vn, chamkhanhhoa.com

Xem bảng giá tổ Yến Sào Khánh Hoà do Chạm Khánh Hoà cung cấp tại đây:

NhaNest - Cung cấp yến sào Khánh Hoà

SẢN PHẨM ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU NHẤT

Mã 1. Chân yến thô

Rating: 3.5 out of 5.

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Tổ đã làm sạch tạp chất bên ngoài còn lại ít lông phía trong. Cần phải làm sạch thêm trước khi sử dụng.

Mã 2. Chân yến rút lông

Rating: 4.5 out of 5.

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.

Mã 3. Yến vụn tinh chế

Rating: 4 out of 5.

Phần tổ yến bị vỡ khi khai thác hoặc do tự nhiên và sơ chế. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.

Mã 4. Yến rút lông nguyên tổ

Rating: 5 out of 5.

Phần tổ yến còn nguyên vẹn đã được làm sạch sẽ có thể sử dụng ngay không cần làm sạch thêm.

Advertisement