PHÂN VI SINH VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC


Xu hướng nông nghiệp tương lai phát triển bền vững thúc đẩy nhu cầu sử dụng chế phẩm sinh học

Do nhu cầu lương thực tăng do gia tăng dân số và do gia tăng xuất khẩu nên đòi hỏi con người cần phải gia tăng sản lượng lương thực. Tuy nhiên, diện tích canh tác có giới hạn nên việc gia tăng sản lượng không thể dùng biện pháp mở rộng diện tích canh tác nên buộc người nông dân phải tăng năng suất trên cùng một đơn vị diện tích bằng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp tăng vụ và dùng phân bón hóa học thường được áp dụng. Hệ quả là làm gia tăng nguồn bệnh trên cây trồng do tập trung mật độ cây thuần loại cao và quanh năm và kéo theo người dân sẽ dùng thuốc diệt họa để đối phó với tình trạng trên.

  • Hậu quả của việc lạm dụng phân bón hóa học là làm cho đất bị “chai”, nghèo dinh dưỡng và mất cân bằng sinh thái trong đất, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại cho cây trồng phát triển.
  • Hậu quả của việc lạm dụng thuốc diệt họa là làm cho các tác nhân gây hại kháng lại thuốc đòi hỏi các nhà nghiên cứu luôn phải “chạy theo” sự kháng thuốc do chính con người tạo ra để tìm ra những thuốc mới, thường đắt tiền hơn và độc tính thường không được khảo sát kỹ.

Hiện nay, nền nông nghiệp hữu cơ đang phát triển như vũ bão Để giảm bớt những tác động xấu lên môi trường mà vẫn bảo đảm lương thực cho con người. Sản xuất nông nghiệp trên khắp thế giới đang phải vật lộn với tình trạng suy giảm sức khỏe của đất. Chế phẩm vi sinh – chế phẩm sinh học là cốt lõi, nền tảng của nền nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh đó, môi trường sống của con người đang ngày càng ô nhiễm. Xử lý môi trường bằng chế phẩm vi sinh là biện pháp tối ưu nhất để bồi hoàn sinh học cho hệ sinh thái môi trường.

Xem thêm: 4 NHÀ CUNG CẤP PHÂN BÓN CHẤT LƯỢNG CAO, UY TÍN VỚI GIÁ TỐT

Chế phẩm sinh học là gì?

Chế phẩm vi sinh vật là tập hợp vi sinh vật có lợi và vô cùng nhỏ bé, phải dùng kính hiển vi mới quan sát được, nhằm tăng hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn bảo vệ môi trường.

PHÂN LOẠI PHÂN VI SINH:

Có rất nhiều chủng vi sinh vật có thể được phối trộn với nhau để tạo thành các loại phân hữu cơ vi sinh đa chức năng.

Vi sinh vật phân giải:

Các loại vi sinh vật có tác dụng hỗ trợ phân giải tốt nhất cho xenlulozơ, đạm, lân và chất mùn được xếp cùng vào một nhóm. Vi sinh vật đóng vai trò phân hủy các hợp chất phức tạp trở nên đơn giản hơn để cây có thể hấp thụ một cách nhanh chóng nhất. Điều này tiết kiệm thời gian, công sức và tránh lãng phí trong quá trình canh tác.

Vi sinh vật cố định đạm:

Việc cung cấp cho đất những nguồn đạm lành tính cũng là nhiệm vụ của vi sinh vật. Đối với việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh vài việc này sẽ giúp đất có được đạm lành tính mà không mất quá nhiều công sức và thời gian. Lấy nitơ từ không khí và chuyển hóa thành các hợp chất có chưa ni tơ cho đất chính là phương thức hoạt động của loại này.

Vi sinh vật kích thích tăng trưởng:

Các vi sinh vật này sẽ kích thích sự phát triển của cây trồng thông qua việc tiết ra các chất chuyển hóa thứ cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ rễ, do đó, chúng được gọi là vi khuẩn kích thích sự phát triển thực vật.

Vi sinh vật đối kháng vi khuẩn, tiêu diệt nấm bệnh:

Chứa các vi sinh vật có khả năng đặc biệt như ký sinh, đối kháng hay có thể tiết ra các chất có tác dụng ức chế hay kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh như nhóm Bacillus, Pseudomonas striata, Beauveria… loại phân bón này sẽ là tiền đề để bạn có một vụ mùa an toàn và thảnh thơi nếu đã được bổ sung vào bón lót cho cây.

Ưu điểm của việc sử dụng chế phẩm sinh học/ vi sinh:

Thông qua việc bón phân vi sinh chúng ta đã cung cấp vào trong đất các vi sinh vật phân giải đạm, lân có tác dụng như những nhà máy sản xuất phân đạm, phân lân hoá học ngay trong đất để trực tiếp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Sử dụng phân vi sinh có thể thay thế được lượng phân đạm và phân lân hoá học từ 50 đến 100% tuỳ theo từng loại cây trồng. Hơn thế khi sử dụng phân vi sinh nông sản không bị nhiễm độc, lượng độc tố NO3 tồn đọng trong sản phẩm giảm đáng kể. So với phân hoá học, đặc biệt là phân urê thì giá phân vi sinh rẻ hơn do đó hiệu quả thu được cũng cao hơn.

Những lưu ý cần biết về chế phẩm vi sinh vật:

So với tốc độ phân giải của phân bón hóa học, thời gian tác dụng của phân bón vi sinh khá lâu. Vì thế, chúng ta nên áp dụng bón lót sản phẩm cho loại cây trồng ngắn ngày. Còn đối với các loại cây lâu năm như cây xoài, cây sầu riêng, chôm chôm, bơ, phân bón vi sinh phù hợp với nhu cầu bón bổ sung các chất dinh dưỡng.

Khi sử dụng phân bón vi sinh, bà con nông dân cần lưu ý độ ẩm trên đất canh tác. Hạn chế sử dụng chế phẩm hóa học khi không thật sự cần thiết. Điều này giúp cho rễ cây hấp thu đầy đủ toàn bộ dinh dưỡng và không gặp phải chất hóa học dư thừa trong đất.

Bảo quản chế phẩm vi sinh: Trong vòng từ 1 – 5 tháng là khoảng thời điểm phân bón vi sinh hữu cơ hoạt động tốt nhất. Khi bảo quản sản phẩm, nhà nông cần đảm bảo nhiệt độ nhà kho không vượt quá 30 độ C. Không để phân bón ở nơi ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.

Loại cây trồng nào nên sử dụng chế phẩm vi sinh:

Phân vi sinh có thể dùng để bón cho tất cả các loại cây trồng từ cây ăn quả, chè, lúa, ngô, rau xanh đến cây cảnh… đều rất tốt. Do tác dụng chậm hơn so với phân hoá học nên đối với các loại cây trồng ngắn ngày, phân vi sinh chủ yếu được dùng để bón lót nhiều hơn là bón thúc. Các loại cây thu hoạch theo mùa vụ thì sau mỗi đợt thu hoạch cần bón bổ sung. Khi bón phân vi sinh cho cây ăn quả bà con nên bón vào 2 thời kỳ mưa xuân (tháng 3-4) và mưa ngâu (tháng 7-8) để tận dụng độ ẩm của các đợt mưa này giúp các vi sinh vật hoạt động tốt hơn.

Mua chế phẩm sinh học và phân bón vi sinh ở đâu?

Trên thị trường hiện có nhiều công ty đơn vị cung cấp sản phẩm sinh học thân thiện môi trường. Ngày càng nhiều người nông dân ý thức về trồng trọt bền vững thuần tự nhiên nên nhu cầu sử dụng chế phẩm sinh học cho vườn nhà ngày càng cao.

Bà con có thể tìm mua tại các quầy thuốc bảo vệ hoặc có thể liên hệ cho Chạm gặp anh Dương Minh Tuấn (Công ty TNHH KhanhHoaFood) – qua số điện thoại 0912-908-197 (Zalo) hoặc email tuan@khanhhoafood.com để được tư vấn miễn phí lựa chọn chế phẩm phù hợp với từng loại cây một cách tận tình nhất.

VƯỜN XOÀI RA HOA CỦA CHÚ MƯỜI NGỌC, CAM HẢI ĐÔNG, HUYỆN CAM LÂM, TỈNH KHÁNH HOÀ CHUYỂN ĐỔI BƯỚC ĐẦU THÀNH CÔNG PHÂN VI SINH

Vườn của chú Ngọc rộng hơn 2 héc ta, với hơn 200 gốc. Trước đây, vì “ham” trái, chú Mười cũng sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc BVTV….Hai năm trở lại đây, chú Mười chuyển sang giảm tỉ lệ phân, thuốc… thay vào đó, tích cực chăm sóc vườn xoài theo hướng Vua Vi Sinh để phát triển bền vững.

Thu nhập có thể không cao bằng các hộ gia đình khác, làm mô hình khác, nhưng tôi gắn bó với cây xoài từ nhỏ rồi, tôi yêu cây xoài lắm!”, chú Mười chia sẻ.

Ở các nước khác, vi sinh là hướng mà mọi nhà vườn phải theo, để có một sản phẩm sạch cho thị trường. Ở đất nước ta, vi sinh đã và đang là xu hướng cho mọi nhà vườn, giúp nông dân ổn định giá và có thể gắn bó với cây xoài lâu hơn.

Và đây là thành quả khi sử dụng Vua Vi Sinh.

Xem thêm:

CÂY XOÀI VÀ NGHỀ TRỒNG XOÀI Ở CAM LÂM – KHÁNH HÒA

CÂY XOÀI VÀ NGHỀ TRỒNG XOÀI Ở CAM LÂM – KHÁNH HOÀ (tiếp theo)

NHỮNG LOẠI XOÀI PHỔ BIỂN Ở CAM LÂM

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG TRỒNG TRỌT HỮU CƠ

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ MÃ SỐ VÙNG TRỒNG VÀ MÃ SỐ CƠ SỞ ĐÓNG GÓI XUẤT KHẨU

NÔNG NGHIỆP SẠCH CỦA TỈNH KHÁNH HÒA

4 NHÀ CUNG CẤP PHÂN BÓN CHẤT LƯỢNG CAO, UY TÍN VỚI GIÁ TỐT

Advertisement