
Từ ngày 1.1.2022, các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc đã đăng ký sẽ phải in mã số (bên trong và bên ngoài của bao bì sản phẩm) được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp hoặc mã số do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. (Ngày 1.1.2022 là đến thời điểm Trung Quốc áp dụng Lệnh 248 về “Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu”, và Lệnh 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu”.)
Những doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, bắt buộc tuân thủ những quy định mới.

Xem thêm:
- NÔNG NGHIỆP SẠCH CỦA TỈNH KHÁNH HÒA
- CÂY SẦU RIÊNG Ở KHÁNH SƠN – KHÁNH HÒA
- PHÂN VI SINH VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC
Mã số vùng trồng là gì? Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng. Nói cách khác, mã số vùng trồng chuyển tải, tích hợp thông tin về sản lượng, thời điểm xuống giống, thời điểm thu hoạch, quy trình canh tác, sản lượng dự kiến…
Mã số vùng trồng có thể được xem là cách thức giới thiệu, quảng bá chất lượng nông sản, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Mã số vùng trồng là kênh thông tin, là công cụ để cơ quan quản lý chuyên ngành kịp thời điều chỉnh kế hoạch tiêu thụ, để các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị kho bãi, phương tiện vận chuyển, ngân sách…
Từ mã số định danh vùng trồng, người sản xuất có thể kiểm soát quy trình canh tác, chất lượng nông sản, truy xuất nguồn gốc, xây dựng nhãn hiệu gia đình, đăng ký sản lượng,… Từ mã số định danh vùng trồng, ngành nông nghiệp sẽ có được cơ sở dữ liệu, phân tích, chuyển hoá thành thông tin phục vụ quản lý nhà nước, linh hoạt cập nhật kế hoạch sản xuất theo tín hiệu thị trường. Từ mã số định danh vùng trồng, địa phương chủ động giới thiệu, kêu gọi hợp tác, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ, phát triển công nghệ phân loại, bảo quản, sơ chế, chế biến ngay từ vùng nguyên liệu.
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ MÃ SỐ VÙNG TRỒNG VÀ MÃ SỐ CƠ SỞ ĐÓNG GÓI XUẤT KHẨU
Để thuận lợi cho địa phương, các tổ chức, cá nhân xuất khẩu các loại trái cây tươi sang thị trường Trung Quốc và các thị trường khác trong thời gian tới, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai các nội dung theo hướng dẫn các công văn nêu trên. Trước mắt cần tập trung hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu trái cây tươi về thủ tục đề nghị cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói theo quy định tại tiêu chuẩn cơ sở 774:2020/BVTV về Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng và tiêu chuẩn cơ sở 775:2020/BVTV về Quy trình thiết lập và giám sát cơ sở đóng gói. Cụ thể như sau:
1. Đối với thủ tục cấp mã số vùng trồng
Theo tiêu chuẩn cơ sở 774:2020/BVTV về Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng.
– Thành phần hồ sơ: Tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số vùng trồng theo mẫu tại phụ lục A tiêu chuẩn cơ sở 774:2020/BVTV (Kèm theo danh sách các hộ nông dân vùng trồng kèm theo diện tích và Giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, …. hoặc tương đương cho vùng trồng xin cấp mã số (nếu có)) và các thông tin cần thiết.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
– Nộp hồ sơ: Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

2. Đối với thủ tục cấp mã số cơ sở đóng gói (Vựa trái cây…)
Theo tiêu chuẩn cơ sở 775:2020/BVTV về Quy trình thiết lập và giám sát cơ sở đóng gói.
– Thành phần hồ sơ: Tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số cơ sở đóng gói theo mẫu tại phụ lục A tiêu chuẩn cơ sở 775:2020/BVTV (Kèm theo thông tin của cá nhân/tổ chức đại diện cơ sở đóng gói, bản vẽ chi tiết mặt bằng cơ sở đóng gói (bản chính), diễn giải sơ đồ vận hành cơ sở đóng gói, bản sao chứng nhận (HACCP/GMP/ISO 9001/ISO 22000) của cơ sở đóng gói (nếu có)) và các thông tin cần thiết.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ. – Nộp hồ sơ: Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. Mỗi tỉnh thành có 1 Chi cục TT & BVTV.
Riêng đối với việc xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, hiện tại Bộ Nông nghiệp và PTNT đang trong giai đoạn đàm phán với Trung Quốc về xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc. Khi Hiệp định thư về xuất khẩu chính ngạch sầu riêng giữa 2 nước được ký kết thì mới đủ cơ sở cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. Do đó, để thuận lợi và cấp mã số nhanh sau Hiệp định thư được ký kết, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thị xã có trồng sầu riêng có hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc thực hiện trước các thủ tục đề nghị cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói theo trình tự thủ tục như trên để có hồ sơ cấp ngay sau khi Hiệp định thư được ký kết.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc liên hệ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật của tỉnh/ thành phố của mình để được hướng dẫn./.
Tải tài liệu tham khảo và biểu mẫu kèm theo:

Xem thêm:
QUY TRÌNH CẤP MÃ SỐ VÙNG TRỒNG
NÔNG NGHIỆP SẠCH CỦA TỈNH KHÁNH HÒA
PHÂN VI SINH VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC
Xem bảng giá tổ Yến Sào Khánh Hoà do Chạm Khánh Hoà cung cấp tại đây:
SẢN PHẨM ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU NHẤT

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Tổ đã làm sạch tạp chất bên ngoài còn lại ít lông phía trong. Cần phải làm sạch thêm trước khi sử dụng.

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.


Bạn phải đăng nhập để bình luận.